Trường ĐH Bách khoa Hà Nội vừa thông báo Kỳ thi được tổ chức sau Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 202.
Theo đó, kỳ thi sẽ diễn ra tại các địa điểm như: Trường ĐHBK Hà Nội), Trường ĐH Vinh (Nghệ An ) và Trường ĐH Hàng Hải (Hải Phòng).
Trường ĐH Bách khoa Hà Nội sẽ sơ tuyển thí sinh đăng ký tham dự Kỳ thi đánh giá tư duy. Chỉ tiêu sơ tuyển dự kiến là 10.000 – 12.000 thi sinh.
Ngày thi được dự kiến là 15/7. Nhà trường tổ chức sơ tuyển thí sinh đăng ký tham dự Kỳ thi đánh giá tư duy. Cụ thể, xét theo điểm trung bình 6 học kỳ THPT của tổng các môn theo tổ hợp lựa chọn: Toán – Lý – Hóa; Toán – Hóa – Sinh; Toán – Anh (tương ứng với tự chọn 1, 2, 3), quy về thang điểm 30. Nguyên tắc: Xét từ cao xuống thấp cho đến khi đạt số lượng sơ tuyển.
Những thí sinh vượt qua sơ tuyển sẽ dự kỳ thi đánh giá tư duy dự kiến diễn ra vào ngày 15/7. Các em sẽ làm bài trong 180 phút, với hai phần bắt buộc và tự chọn.
Nội dung bài thi tổ hợp (phần bắt buộc) gồm 2 phần: Toán (thi theo hình thức trắc nghiệm và tự luận) và đọc hiểu (thi theo hình thức trắc nghiệm), với nội dung chủ yếu liên quan tới khoa học tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ, đánh giá kỹ năng đọc nhanh và hiểu đúng, năng lực phân tích, lý giải văn bản, khái quát, tổng hợp, biện luận về logic và suy luận từ văn bản.
Phần tự chọn, thí sinh thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan, thí sinh chọn 1 trong 3 phần:
Tự chọn 1: Lý – Hóa đối với thí sinh đăng ký xét tuyển vào các ngành lấy tổ hợp BK1;
Tự chọn 2: Hóa – Sinh đối với thí sinh đăng ký xét tuyển nhóm ngành lấy tổ hợp BK2;
Tự chọn 3: Tiếng Anh đối với thí sinh đăng ký xét tuyển các ngành lấy tổ hợp BK3.
Nội dung Bài thi đánh giá tư duy nằm trong chương trình phổ thông với yêu cầu ở các mức độ kiến thức khác nhau, từ thông hiểu đến vận dụng và vận dụng sáng tạo.