Dân Việt

Nghệ nhân Xuân Hùng tiết lộ bí quyết chơi lan cho người mới

05/06/2021 16:04 GMT+7
Bằng niềm đam mê cháy bỏng với hoa lan, nghệ nhân lan Xuân Hùng dần gặt hái được nhiều thành công trong hành trình chinh phục đam mê của mình. Anh tiết lộ những bí quyết mà bất kỳ ai mới bắt đầu chơi lan cũng cần lưu ý.

Từ “kẻ ngoại đạo" cho đến chủ vườn lan

Nghệ nhân Xuân Hùng biết đến thú chơi lan khá muộn. Tuy nhiên, điều này cũng thể làm giảm đi nhiệt huyết của anh với thú vui thanh tao. Ngược lại, biết đến lan khi đã có nền tảng kinh tế, có sự kiên định của người từng trải giúp anh vững vàng hơn khi theo đuổi đam mê. 

Anh Hùng chia sẻ: “Thời gian đầu nghe về lan đột biến tôi còn hơi bỡ ngỡ, chưa hiểu rõ về giá trị của nó, nhưng may gặp được những người anh em đi trước như anh Tấn Sơn, Vườn Lan Hai Beo, …. Cũng nhờ anh em truyền lửa và định hướng cho việc chọn giống và xây dựng hướng đi phù hợp cho vườn lan của mình”.

img

Từng là “kẻ ngoại đạo”, anh Hùng may mắn được anh em giúp đỡ 

Vì bản thân từng là “tay mơ", đến với hoa lan từ một con số không tròn trĩnh về kiến thức, nghệ nhân Xuân Hùng cũng đã từng trải qua nhiều vấp ngã và thất bại. Chính vì thế, anh muốn những bí quyết mình chia sẻ có thể giúp ích cho nhiều người mới bắt đầu với bộ môn này. 

Bí quyết cho người mới bắt đầu

Thứ nhất, cần chọn đúng lan để chơi. Theo kinh nghiệm của nghệ nhân Xuân Hùng thì nên chọn lan rừng là phù hợp nhất và cũng đẹp nhất. Lan rừng có nhiều loại, có loại dễ thuần, có loại khó thuần, có loại gần như không thể thuần, có loại hợp khí hậu vùng này, có loại hợp khí hậu vùng khác, tùy sở thích, điều kiện khí hậu mà chơi. Đối với các dòng lan đột biến hay lan quý hiếm nên cần có sự tư vấn của chuyên gia để biết thế nào là mặt hoa đẹp, nên lựa chọn nơi uy tín để mua lan, không nên ham rẻ mua bừa, đặc biệt là các dòng lan đột biến như Phi Điệp, Giả Hạc…

img

Bằng những kinh nghiệm xương máu của mình, nghệ nhân Xuân Hùng đưa ra lời khuyên cho người mới bắt đầu

Thứ hai, chăm sóc có chừng mực. Vì tâm lý muốn chăm chút cho hoa hết mức có thể, nhiều người vô tình khiến cây lan của mình rơi vào tình trạng “bội thực". Nghệ nhân Xuân Hùng rằng nếu ít nước, lan sẽ không chết, nhưng quá ướt, lan sẽ bị thối rễ và chết. Quá nhiều phân bón sẽ làm cháy lá, cháy rễ. Dùng nhiều phân có hại hơn là dùng vừa đủ. Thường thì cây mới ghép không nên bón phân, mà nên dặm phân khi cây đã cho rễ khỏe mạnh sử dụng một lượng vừa phải, không được lạm dụng quá nhiều.

Thứ ba, cần tìm hiểu kỹ trước khi xử lý. Nghệ nhân Xuân Hùng cho biết, chính mình đã từng gặp phải tình trạng, khi thấy lan yếu, bệnh là sốt sắng lo chữa ngay nhưng không tìm hiểu kỹ vấn đề, khiến tổn thất nặng hơn. Anh khuyên những người mới chơi cần chuẩn bị tốt kiến thức, hoặc nhờ người giàu kinh nghiệm tư vấn chứ không nên tự mình giải quyết nóng vội. 

Cái tâm là trên hết

Bên cạnh ba bí quyết đã chia sẻ, nghệ nhân Xuân Hùng còn nhấn mạnh: “Với bất kỳ đam mê nào nói chung và đam mê lan nói riêng, cái tâm phải được đặt lên hàng đầu”. Theo anh, chỉ có cái tâm mới giúp người chơi lan vững vàng trước khó khăn, kiên nhẫn theo đuổi tới cùng. Nếu không đặt hết cái tâm thì không nên chơi lan, vì sẽ rất dễ nản chí và bỏ cuộc. 

img

Vườn lan Tuyết Hùng do anh cùng vợ gây dựng là minh chứng cho sự thành công, cũng là niềm tự hào của nghệ nhân Xuân Hùng

Áp dụng điều này, nghệ nhân Xuân Hùng dần gây dựng được tên tuổi của mình trong giới chơi lan. Vườn lan Tuyết Hùng với hàng trăm chậu lan quý hiếm của anh chính là minh chứng tuyệt vời cho tinh thần “quyết tâm theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn".