Dân Việt

Thị trường chứng khoán biến động, lãi suất ngân hàng thấp, nhà đầu tư đi về đâu?

07/04/2021 13:55 GMT+7
Thị trường chứng khoán (TTCK) có nhiều biến động, lãi suất tiết kiệm ngân hàng đang ở mức thấp, vậy nhà đầu tư có nên đổ tiền vào Bất động sản? Đây là câu hỏi mà không ít nhà đầu tư đặt ra trong bối cảnh diễn biến TTCK lên xuống thất thường, lãi suất huy động tiết kiệm ngân hàng kỳ hạn ngắn đều dưới 4% năm, trong khi đó thị trường BĐS đang nóng trở lại và trở thành kênh kiếm tiền tỷ của nhà đầu tư.

Thực tế cho thấy rằng có sự liên thông giữa 3 loại hình đầu tư là chứng khoán, BĐS và gửi ngân hàng. Tùy thuộc vào mức độ phát triển của từng kênh đầu tư vào từng thời điểm phù hợp mà dòng tiền sẽ có sự dịch chuyển tương ứng. Cụ thể, khi chính sách tiền tệ nới lỏng với lãi suất huy động ở mức thấp, khi đó sẽ đẩy dòng tiền dịch chuyển nhiều hơn vào TTCK và BĐS, do lãi suất ngân hàng không còn đủ sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Khi TTCK có biến động, nhà đầu tư sẽ chuyển dòng tiền sang thị trường BĐS như một bến đỗ an toàn hơn, tỷ suất sinh lời cao và ít biến động nhanh theo phiên hoặc theo ngày.

img

Tính đến thời điểm cuối tháng 3 năm 2021, biểu lãi suất huy động của các ngân hàng đang ở mức thấp, một số ít ngân hàng thương mại có sự điều chỉnh tăng nhưng không đáng kể, còn lại vẫn giữ nguyên ở mức thấp như đã triển khai trước đó hoặc giảm nhẹ. Theo đó, lãi suất huy động tiết kiệm ngân hàng kỳ hạn ngắn dưới 6 tháng đều dưới 4% năm, kỳ hạn dài hơn từ 13 đến 36 tháng cũng không quá 5,5%/ năm, giảm khoảng 0,5%/ năm so với trước Tết ở cả khối ngân hàng có vốn nhà nước và ngân hàng tư nhân. Việc lãi suất huy động tiết kiệm ở mức thấp như hiện nay chính là nguyên nhân khiến cho dòng tiền nhàn rỗi đổ vào các kênh đầu tư khác như TTCK và BĐS.

Còn đối với TTCK, chỉ số VN-Index đã lập đỉnh lịch sử khi cán mốc 1.205 điểm (tính đến ngày 01.04.2021), vượt qua đỉnh lịch sử năm 2018, với mức hồi phục 67% từ đáy tháng 03.2020, giá trị giao dịch lên mức kỷ lục. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, sự tăng trưởng của TTCK Việt Nam thời gian qua cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro bởi thiếu sự kết nối giữa TTCK và nền kinh tế thực, TTCK tăng trưởng mạnh trong khi kinh tế tăng trưởng thấp, nhiều doanh nghiệp đang rơi vào tình trạng khó khăn, thậm chí là phá sản.

img

Thêm vào đó, TTCK đang trở nên đắt đỏ hơn, nhiều cổ phiếu được định giá cao hơn so với các giá trị cơ bản. Chỉ số giá so với lợi nhuận (P/E) tính đến cuối tháng 3 của nhiều TTCK toàn cầu đang ở mức rất cao. Đồng thời, hạn chế về hạ tầng, công nghệ dẫn đến tình trạng nghẽn lệnh, tạm ngừng giao dịch, ảnh hưởng nhiều đến niềm tin của nhà đầu tư vào TTCK. Trước những rủi ro tiềm ẩn, nhiều chuyên gia nhận định, trong thời gian tới, dòng tiền đầu tư có thể rút khỏi TTCK nhưng không diễn ra ồ ạt, đa phần đến từ các nhà đầu tư mới (F0), thiếu chuyên nghiệp, không am hiểu thị trường và chạy theo tâm lý đám đông. Dòng tiền này nhiều khả năng sẽ chảy về thị trường BĐS được đánh giá là an toàn hơn.

Trong bối cảnh TTCK nhiều biến động, diễn ra từng giây từng phút, tiền gửi ngân hàng tuy an toàn nhưng lãi suất không đủ hấp dẫn các nhà đầu tư. Thị trường BĐS đang trở thành sự lựa chọn hấp dẫn trong giai đoạn hiện nay. Thêm vào đó, nhiều chính sách liên quan đến quản lý đất đai được ban hành, sửa đổi và áp dụng trong năm 2021 của Chính phủ như Nghị định 25, Nghị định 41, Thông tư 21, Nghị quyết 164, Nghị định 148 đã tạo động lực và thổi làn gió mới vào thị trường BĐS, giúp nhà đầu tư càng có niềm tin hơn khi chuyển dòng tiền của mình vào thị trường này.

Về phân khúc sản phẩm BĐS, theo dự báo thị trường đầu năm 2021 cho thấy phân khúc bất động sản liền thổ tiếp tục được lựa chọn là kênh đầu tư hàng đầu, tập trung ở các tỉnh giáp ranh TP. Hồ Chí Minh như Bình Dương, Đồng Nai, Cần Thơ. Trong đó, Cần Thơ được đánh giá là thị trường BĐS phát triển rất sôi động và đang thu hút nhiều chủ đầu tư lớn nhỏ, trong và ngoài nước với nhiều tên tuổi uy tín trên thị trường BĐS như KITA Group với đại đô thị Stella Mega City.

img

Mỗi kênh đầu tư sẽ có ưu và nhược điểm khác nhau, việc lựa chọn kênh đầu tư nào sẽ phụ thuộc vào khẩu vị, mức độ chấp nhận rủi ro và sự am hiểu của nhà đầu tư. Những nhà đầu tư thích mạo hiểm sẽ chọn những kênh rủi ro hơn, nhà đầu tư trung tính sẽ chọn cách phân tán rủi ro, bỏ trứng vào nhiều giỏ, còn nhà đầu tư e ngại rủi ro thì lựa chọn kênh đầu tư an toàn hơn. Tuy nhiên, trước bối cảnh thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang kiểm soát tốt dịch bệnh, nền kinh tế hồi phục tốt hơn, thì các nhà đầu tư có thể lạc quan và kỳ vọng vào sự tăng trưởng tích cực của các kênh đầu tư trong thời gian tới.