Vingroup của tỷ phú Vượng sẽ sản xuất vắc xin COVID-19 của Mordena và Pfizer?
Dẫn nguồn tin từ Bộ Y tế, một số đơn vị truyền thông cho biết Việt Nam đã đàm phán với một số quốc gia để tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới trong sản xuất vắc xin COVID-19. Hiện tại Nhật Bản và WHO đã có phản hồi, đồng ý chuyển giao công nghệ này cho Việt Nam.
Đây là công nghệ đã được hai công ty của Mỹ là Pfizer và Moderna sản xuất vắc xin COVID-19, có hiệu quả bảo vệ hàng đầu.
Vingroup của tỷ phú Vượng sẽ sản xuất vắc xin COVID-19 của Mordena và Pfizer?
WHO dự kiến sẽ chuyển giao công nghệ cho một tập đoàn lớn tại Việt Nam. Không tiết lộ tên tập đoàn song WHO cho biết công ty này chưa từng sản xuất vắc xin nhưng có tiềm lực về tài chính và đã có nguồn nhân lực tốt về y, sinh học.
Trên các trang tin tại Việt Nam, nhiều phỏng đoán cho rằng đó có thể là Tập đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, doanh nghiệp sở hữu trong tay tiềm lực tài chính hàng đầu cùng mối quan hệ với các tổ chức nghiên cứu trên thế giới trong lĩnh vực y khoa, sinh học phân tử.
Tuy nhiên, trước những đồn đoán trên, trao đổi với người đại diện Vingroup cho biết chưa có thông tin về việc này, và nói thêm rằng việc sản xuất vắc xin là không dễ bởi doanh nghiệp còn phải đáp ứng các yêu cầu từ Bộ Y tế.
Tài sản của ông Trần Đình Long cán mốc 3 tỷ USD
Sau phiên giao dịch chứng khoán 7/5, giá trị vốn hóa của Hòa Phát cũng tăng lên 201.448 tỷ đồng (8,8 tỷ USD). Doanh nghiệp của ông Trần Đình Long hiện có vốn hóa lớn thứ 4 tại Việt Nam.
Tài sản của ông Trần Đình Long theo đó cũng có thêm 70 triệu USD sau ngày 7/5. Tỷ phú Long hiện nắm giữ trực tiếp 864 triệu cổ phiếu Hòa Phát. Cộng với số lượng cổ phần của các thành viên trong gia đình và người có liên quan, ông Long và người thân sở hữu gần 1,16 tỷ cổ phiếu Hòa Phát, tương ứng gần 35% cổ phần doanh nghiệp.
Tài sản của ông Trần Đình Long theo đó cũng có thêm 70 triệu USD sau ngày 7/5.
Theo thống kê cập nhật của Forbes, giá trị tài sản của ông Long đã cán mốc 3 tỷ USD. Đây là kỷ lục về tài sản của cá nhân ông chủ Hòa Phát từ khi doanh nhân này được công nhận là tỷ phú.
Ông Long hiện là người giàu thứ 1.085 trên thế giới. Tại Việt Nam, chủ tịch Hòa Phát trở thành người giàu thứ hai từ giữa tháng 4 và hiện tiếp tục củng cố vị trí này với giá trị tài sản tăng 300 triệu USD trong 3 tuần.
Trong khi đó, tài sản của người giàu nhất Việt Nam là Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng giảm 800 triệu USD 3 tuần qua và hiện còn 9 tỷ USD. Sự sụt giảm này tương ứng với việc cổ phiếu Vingroup mất 8% giá trị so với thời điểm cách đây 3 tuần.
Nhân viên của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang sắp nhận ưu đãi lớn
Tập đoàn Masan (MSN) vừa thông qua việc triển khai phương án phát hành hơn 5,87 triệu cổ phiếu ESOP theo chương trình lựa chọn cho người lao động. Doanh nghiệp cho biết giá phát hành là 10.000 đồng/cổ phiếu, thời gian thực hiện dự kiến trong quý II.
Với giá cổ phiếu MSN kết thúc phiên giao dịch ngày 6/5 là 95.600 đồng/cổ phiếu, ước tính số cổ phiếu ESOP mà Masan phát hành có giá trị khoảng 506 tỷ đồng.
Được biết, đối tượng được phân bổ cổ phiếu ESOP là nhân viên công ty, các công ty con, công ty liên kết có thành tích nổi bật, đóng góp đặc biệt vào hoạt động sản xuất của công ty, đem lại giá trị tăng trưởng về mặt dài hạn.
Bầu Thụy làm Phó chủ tịch LienVietPostBank
Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt - LienVietPostBank (LPB) vừa có thông báo về thay đổi nhân sự trong ban quản trị ngân hàng nhiệm kỳ 2018-2023. Trong đó, nhà băng này cho biết HĐQT đã thống nhất bầu ông Nguyễn Đức Thụy (tức bầu Thụy) giữ vai trò Phó chủ tịch.
Trước đó, ông Thụy là thành viên được ngân hàng đề cử bổ sung vào HĐQT nhiệm kỳ 2018-2023 và được Đại hội đồng cổ đông thông thường niên 2021 thông qua.
Theo lãnh đạo ngân hàng, việc ông Thụy giữ chức Phó chủ tịch HĐQT với nhiều năm kinh nghiệm giữ vị trí lãnh đạo tại các doanh nghiệp lớn, sẽ đóng góp tích cực cho hoạt động của ngân hàng. Ngoài ra, việc có thêm nhân sự lãnh đạo trong HĐQT cũng được kỳ vọng giúp LienVietPostBank hiện thực hóa các chiến lược kinh doanh trong giai đoạn mới.
Ông Trịnh Văn Quyết nhận thù lao 150 triệu đồng một năm từ FLC và FLC Faros
Theo tài liệu đại hội cổ đông thường niên 2021 của CTCP Xây dựng FLC Faros (ROS), các thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát của công ty đã nhận thù lao tổng cộng 689 triệu đồng trong năm 2020.
Ông Trịnh Văn Quyết
Cụ thể, các thành viên HĐQT nhận 10 triệu đồng/tháng, các thành viên BKS nhận 7 triệu đồng/tháng.
Ông Trịnh Văn Quyết làm Chủ tịch HĐQT của FLC Faros trong ba tháng đầu năm 2020, sau đó từ nhiệm vị trí Chủ tịch cũng như rút hoàn toàn khỏi HĐQT vào ngày 7/4. Vì vậy, ông nhận tổng thù lao 30 triệu đồng.
Ông Quyết vẫn là Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC trong suốt nhiều năm qua. Trong năm 2020, ông nhận thù lao 120 triệu đồng cho vị trí lãnh đạo này, tương đương 10 triệu đồng/tháng.
Tổng cộng, ông Quyết nhận thù lao 150 triệu đồng cho vai trò Chủ tịch Tập đoàn FLC và FLC Faros.
Ngoài thù lao, ông Quyết còn có nguồn thu nhập lớn hơn nhiều đến từ thoát vốn khỏi FLC Faros.