KHMT là ngành học có sức hút đặc biệt đối với các bạn trẻ đam mê công nghệ.
Với lĩnh vực máy tính, ngành học top đầu vẫn là Khoa học máy tính (KHMT). Lý giải nguyên nhân, ông Trần Anh Tuấn – Phó Chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp TP.HCM cho biết: “Trong kỷ nguyên 4.0, máy tính và công nghệ là những ngành nghề dẫn dắt nền kinh tế của các quốc gia.”
PGS. TS. Vũ Duy Lợi – Trưởng khoa Khoa học máy tính, trường Đại học Đại Nam chia sẻ: “Làn sóng Cách mạng công nghệ 4.0 toàn cầu, làn sóng Chuyển đối số toàn cầu, Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt nam đến năm 2030, chương trình Chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2030, Chiến lược Quốc gia về phát triển trí tuệ nhân tạo đến năm 2030, Nhu cầu nhân lực Khoa học máy tính cao từ thị trường Nhật Bản, Mỹ Châu Âu… là những tiền đề thúc đẩy ngành KHMT phát triển với tốc đỗ vũ bão và dẫn đầu về nhu cầu nguồn nhân lực trong 10 năm tới…”
Là lĩnh vực đòi hỏi “chất xám” cao, ngành KHMT bao gồm nhiều thử thách nhưng lại đi kèm với mức lương hậu hĩnh.
Theo học ngành KHMT, các bạn trẻ có cơ hội nhận về mức lương hậu hĩnh.
Tại Việt Nam, trong 10 năm qua, nhu cầu nhân lực về KHMT, CNTT tăng gấp 04 lần và chưa có dấu hiệu dừng lại. 98% kỹ sư KHMT có việc làm sau 1 năm tốt nghiệp với mức lương phổ biến trong khoảng 10 - 15 triệu/tháng. Những chuyên gia giàu kinh nghiệm có thể nhận mức lương lên tới 162.000 USD (khoảng 3,7 tỷ đồng) mỗi năm, tương đương 13.500 USD (khoảng 312 triệu đồng) mỗi tháng.
Đặc biệt, kỹ sư KHMT hệ chất lượng cao định hướng thị trường Nhật Bản có cơ hội làm việc tại Nhật Bản với mức lương cạnh tranh hơn.
Ngành KHMT là gì? Tại sao nhu cầu cao và mức lương khủng?
KHMT là “chìa khóa” để bứt phá trong Cách mạng Công nghiệp 4.0, Chuyển đổi số, Đô thị thông minh bền vững trên thế giới và ở Việt Nam. Ngành học bao gồm nghiên cứu cấu trúc dữ liệu, cơ sở dữ liệu, kho dữ liệu, các thuật toán phân tích – xử lý - khai phá dữ liệu, trí tuệ nhân tạo, IoT (Internet vạn vật) và các hệ thống dữ liệu lớn (Big Data) phục vụ mọi mặt của kinh tế- xã hội.
Chương trình đào tạo ngành KHMT giúp sinh viên hiểu rõ máy tính hoạt động như thế nào, trên cơ sở đó ứng dụng trong việc phân tích, thiết kế, phát triển các hệ thống phần mềm, hệ thống thông tin, khoa học dữ liệu, trí tuệ nhân tạo…
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên nhận được bằng Kỹ sư KHMT và có thể làm việc tại các vị trí, như: Kỹ sư Phát triển phần mềm, kỹ sư quản trị dữ liệu, kỹ sư phần cứng máy tính, kỹ sử phân tích hệ thống máy tính, kỹ sư kiến trúc sư mạng máy tính, kỹ sư phát triển web, kỹ sư phân tích bảo mật thông tin, kỹ sư KHMT và dữ liệu, kỹ sư quản lý hệ thống thông tin và máy tính, giám đốc dự án…
Nên học KHMT ở đâu?
Đào tạo định hướng thị trường Nhật Bản là một trong 10 khác biệt của ngành KHMT DNU.
Năm học 2022-2023, trường Đại học Đại Nam (DNU) tuyển sinh 100 chỉ tiêu hệ đại học chính quy ngành KHMT (mã ngành 7480101).
Với chương trình đào tạo ứng dụng, sinh viên ngành KHMT DNU được trải nghiệm môi trường làm việc của doanh nghiệp và được hun đúc tinh thần khởi nghiệp sáng tạo công nghệ ngay khi ngồi ghế giảng đường. Sinh viên được trải nghiệm, thực hành, xử lý tình huống thực tế và thực học theo hướng trang bị kiến thức thực hành về công nghệ máy tính.
Đặc biệt, sinh viên KHMT Đại Nam được đào tạo định hướng thị trường Nhật Bản với lớp chất lượng cao định hướng thị trường Nhật Bản, lớp định hướng thị trường Nhật Bản do Công ty FIMO cấp học bổng (cam kết tiếng Nhật đạt chuẩn N3 và kỹ năng mềm Nhật Bản), cam kết việc làm sau khi ra trường.
Bên cạnh đó, sinh viên có thể lựa chọn vào lớp tiếng Anh để có những lựa chọn công việc tại thị trường các quốc gia sử dụng tiếng Anh.
Chương trình Kỹ sư KHMT của DNU bao phủ các lĩnh vực quan trọng: Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence), Học máy (Machine Learning), Deep Learning, Computer Vision, Xử lý và phân tích hình ảnh, Khai phá và phân tích dữ liệu, Công nghệ dữ liệu lớn,…
Hết năm thứ I, sinh viên nắm vững kiến thức về dữ liệu, cấu trúc cơ sở dữ liệu, lập trình hướng đối tượng, thành thạo lập trình Python.
Hết năm thứ II, sinh viên thành thạo lập trình cho những bài toán Trí tuệ nhân tạo, Phân tích dữ liệu cơ bản.
Hết năm thứ III, sinh viên có khả năng quản lý và phân tích dữ liệu lớn, lập trình các thuật toán, phương pháp nâng cao Trí tuệ nhân tạo, Phân tích dữ liệu.
Hết năm thứ IV, sinh viên lập trình thành thạo các thuật toán, phương pháp trí tuệ nhân tạo, khoa học dữ liệu, chọn 1 trong các định hướng chuyên ngành như Xử lý ngôn ngữ tự nhiên, Thị giác máy tính, Xử lý tiếng nói… Sẵn sàng triển khai các ứng dụng cho các ngành khác nhau, như: Ứng dụng Trí tuệ nhân tạo trong Y tế, Tính toán khoa học thần kinh, Tin sinh học, Robot, Điều khiển tự động, Giám sát môi trường,…
Sinh viên được cấp chứng chỉ tương ứng với chuẩn đầu ra từng năm học và được đảm bảo đầu ra về tiếng Nhật, tiếng Anh.
Ngoài ra, sinh viên sẽ được trải nghiệm môi trường học tập hiện đại, năng động và thân thiện với các hoạt động phong trào đa dạng và gần 30 CLB sinh viên.
02 phương thức xét tuyển vào ngành KHMT Đại học Đại Nam
- Phương thức 1: Sử dụng kết quả 03 môn từ kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT theo tổ hợp đăng ký để xét tuyển.
- Phương thức 2: Sử dụng kết quả 03 môn từ kết quả học tập lớp 12 THPT theo tổ hợp đăng ký để xét tuyển đạt từ 18 điểm trở lên.
Liên hệ Hotline/Zalo: 0971595599/ 0961595599/ 0931595599
>>> Đăng ký xét tuyển tại: TẠI ĐÂY