Dân Việt

Tình trạng bệnh trầm cảm ở Việt Nam hiện nay

01/06/2022 11:05 GMT+7
Ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO); đến năm 2020, ngoài bệnh tim, thì bệnh trầm cảm là căn bệnh thứ hai gây ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ. Tình trạng bệnh trầm cảm này ngày càng có chiều hướng gia tăng; đặc biệt là ở giới trẻ hiện nay.

Tình trạng về bệnh trầm cảm ở Việt Nam

Theo nghiên cứu của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), khoảng 8% - 29% trẻ em đang trong độ tuổi vị thành niên ở Việt Nam mắc các bệnh về sức khỏe tâm thần. Ước tính tại Việt Nam có ít nhất 3 triệu thanh niên, thiếu niên có các vấn đề về sức khỏe tâm thần. Tuy nhiên chỉ có khoảng 20% trong số đó nhận được hỗ trợ y tế và điều trị cần thiết.

Thời gian gần đây, các bệnh viện cũng ghi nhận có sự gia tăng đáng kể của bệnh nhân trầm cảm trẻ tuổi; trong đó đa số là học sinh, sinh viên. Thường xuyên gặp áp lực học hành thi cử; cùng với đó là sự kỳ vọng quá lớn của cha mẹ chính là 2 nguyên nhân lớn dẫn đến tình trạng trẻ hóa và gia tăng tỉ lệ bệnh trầm cảm ở Việt Nam hiện nay.

img

Điều đáng nói là một bộ phận thanh thiếu niên hay thường xuyên lạm dụng rượu, bia, chất kích thích, thuốc lá… như một cách giải tỏa cho những rối loạn tâm thần. Điều này không cải thiện được sức khỏe; thay vào đó còn khiến tình trạng bệnh trở nên ngày càng nặng.

Trầm cảm là một trong những nguyên nhân gia tăng số người tự tử. Theo thống kê của WHO thì số lượng người tử vong do trầm cảm hơn 700,000 người hàng năm ở độ tuổi từ 15 - 29 tuổi.

img

Nguyên nhân khiến trầm cảm gia tăng

Những nguyên nhân thường thấy ở người trẻ bị trầm cảm là: là do hoàn cảnh gia đình và những áp lực trong việc học hành. Sức ép của cha mẹ lên trên con cái trong việc học hành, thi cử. Làm các em dễ rơi vào trạng thái bị căng thẳng, mệt mỏi với tất cả mọi chuyện. Không kiểm soát được suy nghĩ của chính mình.

Không khí nặng nề trong gia đình cũng là nguyên nhân chính dẫn đến chứng trầm cảm cho con cái.

Bên cạnh đó, tốc độ phát triển nhanh chóng mặt của cuộc sống xã hội hiện đại; khiến áp lực công việc gia tăng; não bộ phải làm việc quá tải; cảm giác cô độc và con người quá lệ thuộc vào mạng xã hội. Tỷ lệ người bị stress ở Việt Nam đang tăng lên nhanh chóng. Đây cũng là những nguyên nhân khiến cho bệnh trầm cảm ngày càng phổ biến hiện nay.

img

Bệnh trầm cảm thì nên khám ở đâu?

Người bị trầm cảm thường sẽ có suy nghĩ rằng mình có thể tự khỏi bệnh và không cần ai giúp. Tuy nhiên, việc tự tìm cách để xoa dịu các dấu hiệu của bệnh; hay trông chờ bệnh tự biến mất có thể khiến người mắc trầm cảm ngày càng thu mình. Trở nên sống khép kín và bế tắc hơn. Ngoài ra còn có những hành động dại dột gây hại cho mình hoặc người khác.

Do vậy, người mắc trầm cảm cần được thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên môn về tâm thần kinh. Lựa chọn bệnh viện có uy tín và chất lượng chuyên môn cao. Được trang thiết bị hiện đại; tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình khám, tư vấn và can thiệp tâm lý đạt hiệu quả cao.

Ngoài ra, bạn có thể tự trả lời các câu hỏi đơn giản tại https://grapsy.vn/benh-nhan/, để tầm soát mức độ lo âu, trầm cảm của chính mình. Từ đó giúp bạn xác định được bạn sẽ phải làm gì và làm như thế nào để cân bằng cuộc sống. Đây là việc làm đơn giản nhưng đem lại ý nghĩa lớn giúp tầm soát sớm vấn đề của mình.

Nguyễn Quốc Chinh (Chuyên viên truyền thông Công ty EGIS Pharmaceuticals PLC Hungary)