Rêu đá là một đặc sản có từ lâu đời, được nhiều dân tộc như Mường, Nùng, Thái, Mông,… ưa thích
Rêu thường mọc bám vào các gờ đá ở nơi lòng suối, chúng có quanh năm nhưng thời điểm từ tháng 11 đến tháng 3 là mùa rêu ngon nhất
Theo kinh nghiệm của người dân, nên chọn những bãi rêu lớn, bởi ở đó rêu vừa nhiều, vừa ngon.
Khi vớt rêu, phải đứng ở dưới suối, hứng nước chảy từ trên rồi lấy tay quơ ngang.
Rêu chỉ sống trong 7 ngày, khi nó mọc lên 3 - 4 ngày là đi vớt được rồi, còn quá 7 ngày nó trở thành màu trắng bệch và không ăn được nữa
Rêu tươi sau khi được lấy tại suối đem về rửa thật sạch cho hết nhớt phù sa bằng cách vò và đập thật kỹ, từ đó có thể chế biến thành nhiều món khác nhau
Trước đây, rêu là món ăn gắn với bữa cơm nghèo khó của người dân Tây Bắc, đặc biệt là ở Sơn La. Còn bây giờ nó đã trở thành đặc sản nổi tiếng, thậm chí vào các nhà hàng và được du khách yêu thích.
Các món từ rêu đá như: rêu hấp, canh rêu, rêu xào, rêu rán, nộm rêu, rêu nướng. Tuy nhiên, với nhiều người thì cách chế biến rêu ngon nhất vẫn là rêu nướng với than hồng
Rêu được nặn thành từng tảng hình tròn, nặng khoảng trên dưới 1kg với giá bán dao động từ 20.000 – 30.000 đồng/nắm tùy từng nơi.
Sản phẩm rêu nướng cũng được nhiều người đăng bán như một đặc sản trên một số chợ mạng, mỗi gói rêu nướng có giá 30.000 đồng.
Nhờ vớt rêu đá mà bà con nơi đây có nguồn thu đều đều để cải thiện cuộc sống. Có ngày một người dân ở trên địa bàn xã Mỹ Lý, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An có thể thu nhập từ 400 đến 600 ngàn đồng từ việc bán rêu. Tuy nhiên, công việc này cũng phụ thuộc một phần vào điều kiện thời tiết.