Ốc sên từ lâu có ấn tượng là con di chuyển chậm chạp nên nhiều người hay có câu so sánh là "chậm như sên". Nhưng nó lại có thể mang về nhiều tiền nhờ chất nhầy được tiết ra trên cơ thể chúng.
Tại một trang trại ở Nakhon Nayok, cách Bangkok 2 tiếng lái xe, anh Tawatchai Maneemart nuôi 3.000 con ốc sên. Người nông dân này cho chúng di chuyển trong khu vực 21m2 phỏng theo môi trường tự nhiên.
Những con ốc này được nuôi để lấy chất nhầy dùng trong sản xuất serum dưỡng da và kem dưỡng ẩm.
Chất nhầy được thu xong sẽ bán cho một doanh nghiệp có trụ sở ở Thái Lan. Sau đó, công ty này làm thành bột và bán cho các công ty mỹ phẩm ở Hàn Quốc và Hoa Kỳ.
Công ty này cũng tự sản xuất serum dưỡng da mặt bằng cách dùng chất nhầy này.
Tawatchai Maneemart tiết lộ rau dùng cho ốc sên ăn phải là rau hữu cơ, 600 con ốc ăn hết 1kg rau mỗi ngày.
Tawatchai Maneemart cho biết, những con ốc sên giúp anh kiếm được thu nhập trung bình 940 USD/tháng (~22 triệu đồng/tháng).
Năm 2014, Andreas Gugumuck (Áo) bỏ nghề công nghệ thông tin về nuôi ốc sên. Mỗi năm trang trại của Andreas cung cấp hơn 300.000 con ốc sên.
Mỗi năm từ trang trại thu hoạch 1,5 tấn ốc sên được bán đi với giá 80 Euro/kg (~2 triệu đồng/kg).
Anh còn kiếm tiền từ tour tham quan trang trại.
Thậm chí, Andreas Gugumuck còn bán trứng, gan ốc sên. Trong đó, trứng ốc màu trắng có giá bán hơn 150 Euro/50g (~3,88 triệu đồng/50g), tất cả được khử trùng cẩn thận trước khi bán. Gugumuck còn kiếm được tiền nhờ các tour tham quan trang trại. Thậm chí, anh còn xây cả nhà hàng và khu mua sắm trong này.
Hay như vợ chồng Vương Tiểu Hồng (Nghĩa Mã, Hà Nam, Trung Quốc) bỏ ra 8.000 nhân dân tệ (~27 triệu đồng) mua 1.000 con ốc sên nhưng thất bại.
Sau đó, khi đọc thêm tài liệu họ đã bắt đầu lại.
Tuy nhiên, ốc sên có thể ăn, phá hoại những chồi non của các cây, do đó cần phải thận trọng khi nuôi, không để chúng đi ra môi trường và cũng không được dùng chất nhầy của ốc sên đắp lên mặt khi chưa qua chế biến.