Dân Việt

Ngả mũ với khả năng hóa trang của Tây Du Ký 1986: Đỉnh cao nhất là Phật Tổ

Đoàn Hòa (Tổng hợp) 04/08/2019 00:01 GMT+7
Sau khi hóa trang cho nhân vật Phật Tổ, không ít người quỳ lạy Chu Quảng Long vì cho rằng ông là “Phật Tổ tái sinh”.

Những ngày gần đây, bộ phim Tây Dy Ký 1986 đang được phát sóng lại trên đài VTV2 của Đài truyền hình Việt Nam khiến khán giả không khỏi háo hức. Dù đã 33 năm kể từ ngày phát sóng tập đầu tiên nhưng đến nay, Tây Du Ký vẫn là bộ phim nhận được nhiều yêu mến của khán giả.

Bộ phim được khởi quay từ năm 1982 với những phương tiện kỹ xảo và công nghệ hóa trang thô sơ, thế nhưng không ít người lại tấm tắc khen ngợi tài hóa trang của đoàn làm phim ngày ấy, không những tạo hình được nhân vật đẹp mà còn chuẩn và thể hiện được khí chất của vai diễn.

img

Vai diễn Hằng Nga do diễn viên Khâu Bội Ninh đảm nhận được hóa trang phù hợp với vẻ đẹp nhẹ nhàng, thoát tục, mang khí chất thần tiên. Với nhan sắc này, Hằng Nga không uổng danh mỹ nữ đẹp nhất thiên đình.

img

Quan Âm Bồ Tát trong Tây Du Ký 1986 do Tả Đại Phân đảm nhận dù không phải đẹp nhất nhưng lại có thần thái giống thần tiên nhất. Thậm chí nhiều khán giả còn nhận xét mỗi lần có cảnh Quan Âm Bồ Tát đều cảm giác như Bồ Tát hiển linh.

img

Không kể vai chính hay vai phụ, dàn diễn viên của Tây Du Ký 1986 đều được hóa trang rất kỹ lưỡng và bài bản. Hình tượng Phật Di Lặc từ biểu cảm đến tạo hình đều như từ trang sách bước ra vậy.

img

Ngọc Hoàng Đại Đế trong phim cũng y xì đúc Ngọc Hoàng mà mọi người thường thấy trong các bức họa. Hình tượng của Ngọc Hoàng và Vương Mẫu cũng giống như những cặp đế - hậu dân thường khác chứ không khoa trương, kệch cỡm.

img

Dù vai phụ nhưng tạo hình của Kim Giác và Ngân Giác cũng được thợ hóa trang đặt nhiều tâm huyết.

img

Tạo hình Ngưu Ma Vương để lại rất nhiều ấn tượng với khán giả. Ít ai biết vai Ngưu Ma Vương năm đó do hai diễn viên đảm nhận là Diêm Hoài Lễ và Vương Phu Đường. Thế nhưng, tạo hình của cả hai diễn viên đều xuất sắc đến mức khán giả không nhận ra sự khác biệt.

img

Năm ấy, ai cũng từng bị chú rùa giả này đánh lừa, ngỡ là rùa thần thật.

img

Nếu như xem phim, nhiều khán giả khiếp sợ trước tạo hình mặt lợn của Trư Bát Giới thì với đoàn làm phim đó là thành công lớn. Đến nay, sau một loạt tạo hình đa dạng của nhân vật này, ta mới nhận ra bản năm 1986 vẫn là tốt nhất.

img

Hình ảnh bốn thầy trò đã trở thành tượng đài không thể vượt qua.

img

Dàn cảnh trong phim cũng cực kỳ có tâm bởi ngày ấy kĩ xảo đồ họa không phát triển như ngày nay, một cảnh quay với nhiều diễn viên quần chúng như thế này cũng tốn bao công sức của cả đoàn làm phim.

img

Dù là tiên hay là phật La Hán thì từ tư thế đến tạo hình đều toát lên được khí chất, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người xem.

img

Hình ảnh Quốc chủ Nữ nhi quốc với gương mặt si tình, dung nhan đoan trang, mỹ lệ...

img

Công chúa Thiên Trúc dù tạo hình hay thần thái cũng đều rất hoàn hảo.

img

Vai Tôn Ngộ Không của Lục Tiểu Linh Đồng là một tượng đài không thể thay thế.

img

Nhưng đỉnh cao nhất của tạo hình bộ phim này chính là Phật Tổ, nhìn hình ảnh này ai cũng có cảm giác đang trông thấy một pho tượng sống vậy. Chính diễn viên gạo cội Chu Quảng Long từng kể lại rằng, khi ông hóa trang xong, nhiều người vẫn nhầm ông là Phật Tổ tái sinh. Có lần, ông nghỉ giữa cảnh quay nên giữ nguyên hóa trang đến bên gốc cây ngồi tranh thủ chợp mắt. Nhưng ông nghe tiếng tụng kinh nên tỉnh giấc mới phát hiện có rất nhiều người mang hoa quả, khấn vái xung quanh mình.

Dù đã thanh minh là đang đóng phim nhưng nhiều người trả lời vì thấy ông quá giống Phật Tổ nên vẫn phải khấn vái, nếu không sẽ có cảm giác tội lỗi.

Về sau, trong một lần đi du lịch và định mua tượng Phật. Thế nhưng khi ông tìm đến chỗ bán tượng Phật thì nhận ra đó chính là bức tượng được đúc theo tạo hình Phật Tổ mà ông đảm nhận trong Tây Du Ký 1986.

Cái chết trùng hợp và chuyện kỳ lạ chưa có lời giải của ê kíp Tây Du Ký 1986

Nhiều sự trùng hợp kỳ lạ qua lời kể của dàn diễn viên Tây Du Ký khiến mọi người rất khó tin nhưng lại là chuyện...