Tổng thống Donald Trump cho biết trong ngày 30/7 rằng có khả năng Hoa Kỳ sẽ “không có thỏa thuận nào” với Trung Quốc, gây áp lực đáng kể cho các cuộc đàm phán tại Thượng Hải sắp tới.
“Tôi nghĩ rằng Trung Quốc sẵn sàng từ bỏ rất nhiều để có được thỏa thuận, nhưng điều đó không có nghĩa là tôi sẵn sàng chấp nhận nó”, tổng thống Mỹ nói trước khi đến bang Virginia.
Ông Trump tuyên bố có thể “không có thỏa thuận” với Trung Quốc (Nguồn: BI)
Hiện vẫn chưa rõ việc “không có thỏa thuận thương mại” sẽ gây ra những vấn đề gì. Nhưng dù kết quả gì xảy ra đi nữa thì cũng sẽ là một đòn vô cùng đau đớn đối với nền kinh tế toàn cầu. Dữ liệu GDP của Mỹ cho thấy sự tăng trưởng chậm lại trong quý trước. Phần lớn sự chậm lại đó là do tình trạng xuất khẩu giảm 5,2% và đầu tư kinh doanh bị thu hẹp do cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung.
“Ông Trump có thể đưa ra quyết định "không có thỏa thuận” vào thời điểm nào là phụ thuộc vào ông ấy. Tuy nhiên, thuế quan hiện tại đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc là 250 tỷ đô la. Nhưng nó có thể nhanh chóng biến thành mức thuế quan đối với 500 tỷ đô la hàng nhập khẩu”.
Nói cách khác, một kịch bản không thỏa thuận có nghĩa là quan hệ thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể sụp đổ đến một mức độ mà chúng ta chưa từng trải nghiệm trong các cuộc chiến thương mại trên thế giới. Điều đó sẽ làm cho các vấn đề làm chậm nền kinh tế toàn cầu trở nên tồi tệ hơn.
Trump tuyên bố rằng Trung Quốc đã từ bỏ lời hứa sẽ mua hàng nông sản của Mỹ khi hai bên tiếp tục đàm phán. Nhưng Trung Quốc tuyên bố họ đã giữ vững được những đàm phán về mặt hàng này, đồng thời duy trì vị thế đàm phán mạnh mẽ.
Các nhà đàm phán Hoa Kỳ đã không đưa ra bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy đây là những yêu cầu mà Hoa Kỳ sẵn sàng thừa nhận. Trong khi đó, Trung Quốc đã bổ sung một nhà đàm phán cho nhóm thương mại của mình, Bộ trưởng Thương mại Zhong Shan, người đóng vai trò là một phần “tinh thần đấu tranh” của Trung Quốc.
Cuộc đàm phán ngày càng bế tắc bất chấp thực tế là nền kinh tế Trung Quốc đang có dấu hiệu mệt mỏi. Cuộc chiến thương mại cuối cùng đã bắt đầu cho thấy những rắc rối “khủng khiếp” xảy ra trên đất nước đông dân nhất thế giới này.
Sự bất đồng giữa Trung Quốc và Mỹ có thể sẽ lan sang phần còn lại của thế giới, gây ra những cơn đau đầu lớn cho các ngân hàng trung ương, chính phủ và các công ty tư nhân trên toàn cầu. Các nhà phân tích tại Hiệp hội Genere ước tính rằng một cuộc chiến thương mại “toàn diện” có thể làm giảm 0,3% GDP toàn cầu.
Tại sao Cục dự trữ liên bang và Ngân hàng trung ương Mỹ lại có những động thái cắt giảm trong thời điểm này