Ấn Độ dự kiến sẽ tổ chức các thử nghiệm cài đặt mạng di động 5G thế hệ tiếp theo trong vài tháng tới, nhưng chưa có kế hoạch nào về việc họ có mời nhà sản xuất thiết bị viễn thông Trung Quốc tham gia hay không, Bộ trưởng viễn thông Ấn Độ Ravi Shankar Prasad cho biết.
Huawei, nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới, là trung tâm của cuộc chiến tranh địa chính trị giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Chính quyền của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, đã đưa công ty này vào danh sách đen hồi tháng Năm vừa qua, với lý do lo ngại về an ninh quốc gia. Họ đã yêu cầu các đồng minh không sử dụng thiết bị của Huawei do Trung Quốc có thể khai thác viễn thông để làm gián điệp.
Hai nguồn tin của báo Reuters cho biết Đại sứ Ấn Độ tại Bắc Kinh, Vikram Misri, đã được gọi tới Bộ Ngoại giao Trung Quốc vào ngày 10 tháng 7 để nghe Trung Quốc bày tỏ lo ngại về chiến dịch của Hoa Kỳ nhằm ngăn chặn Huawei ra khỏi cơ sở hạ tầng di động 5G trên toàn thế giới.
Trong cuộc họp, các quan chức Trung Quốc cho biết nước này có thể ban hành các lệnh trừng phạt ngược lại đối với các công ty Ấn Độ đang tham gia kinh doanh tại Trung Quốc nếu Ấn Độ ngăn chặn Huawei vì áp lực từ Washington.
Trả lời câu hỏi của Reuters, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết Bắc Kinh hy vọng Ấn Độ sẽ đưa ra quyết định độc lập đối với các nhà thầu 5G.
“Huawei đã thực hiện các hoạt động kinh doanh ở Ấn Độ trong một thời gian dài và đã có những đóng góp cho sự phát triển của xã hội Ấn Độ và nền kinh tế cho tất cả người dân nước này”, Phát ngôn viên Trung Quốc Hua Chunying nói trong một tuyên bố.
“Về vấn đề các doanh nghiệp Trung Quốc tham gia xây dựng 5G tại Ấn Độ, chúng tôi hy vọng phía Ấn Độ đưa ra quyết định độc lập và khách quan, cung cấp một môi trường thương mại công bằng, chính đáng và không phân biệt đối với hoạt động đầu tư cũng như hoạt động của các doanh nghiệp Trung Quốc, từ đó xây dựng lợi ích chung cho đôi bên”.
Bộ Ngoại giao Ấn Độ đã không trả lời yêu cầu bình luận từ Reuters.
Lệnh cấm Huawei có thể gây ra căng thẳng giữa quan hệ giữa hai nước khi hai bên đều đang nỗ lực nhằm bảo đảm ổn định tranh chấp lãnh thổ. Nguồn tin trong Bộ Viễn thông Ấn Độ tiết lộ hội đồng không tìm thấy bằng chứng cho thấy Huawei sử dụng mã độc để thu thập dữ liệu tại Ấn Độ. Bộ Nội vụ Ấn Độ, chịu trách nhiệm về an toàn cơ sở hạ tầng, cũng không chỉ đạo chặn Huawei.
Trước khi bị Mỹ cấm cửa, đây từng là một thương hiệu nằm trong top đầu thế giới.