Dân Việt

Vì sao Tôn Ngộ Không chỉ đứng thứ 7 trong top 13 cao thủ Tây Du Ký?

Đoàn Hòa (Tổng hợp) 13/08/2019 00:01 GMT+7
Sở hữu 72 phép thần thông biến hóa khôn lường và có cây gậy Như Ý là vũ khí lợi hại, nhưng Tôn Ngộ Không lại không phải là người mạnh nhất trong Tây Du Ký.

Nhắc đến Tôn Ngộ Không, ai cũng biết đây là linh hồn của bộ phim Tây Du Ký. Sở hữu 72 phép thần thông biến hóa khôn lường và có cây gậy Như Ý là vũ khí lợi hại, Tôn Ngộ Không luôn tự tin trừ yêu diệt ma. Thế nhưng ít ai biết Tôn Ngộ Không lại không phải là người mạnh nhất trong Tây Du Ký.

Thứ 1: Lão tổ Bồ Đề

Đứng ở vị trí đầu tiên là lão tổ Bồ Đề (sư phụ của Tôn Ngộ Không). Bồ Đề Tổ Sư ẩn cư tại Tây Ngưu Hạ Châu, ở trong “Linh Đài Phương Thốn sơn, Tà Nguyệt Tam Tinh động”. “Linh Đài Phương Thốn sơn” gọi tắt bằng chữ đầu và chữ cuối là “Linh sơn”, “Tà Nguyệt Tam Tinh” chính là vật trên thiên thượng, ám chỉ “bầu trời”. Hợp nhất chúng lại chính là: “Thiên Thượng Linh Sơn”.

img

Trong chương hồi của Tây Du Ký, võ công của các đồ đệ Bồ Đề được nhắc tới là vô cùng đa dạng, có những cao thủ như Tiểu Đạo Đồng ngón giữa phun lửa. Theo nhiều dữ kiện trong Tây Du Ký, Bồ Đề sư phụ chính là sư đệ của Phật tổ Như Lai. Vì thế nên khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung thì chỉ có Phật tổ Như Lai mới trị được Tôn Ngộ Không.

Thứ hai: Trấn Nguyên Đại tiên

Vị trí thứ hai là Trấn Nguyên đại tiên. Theo Đạo giáo Trung Hoa, Trấn Nguyên Tử hay Trấn Nguyên Đại Tiên là một trong ba vị đại tiên của Địa Liệt Tam Tôn. Ngài được xem là ông tổ của dòng địa tiên, với thân thế như vậy, Trấn Nguyên Tử là một vị chân nhân đạo gia có đạo hạnh thâm sâu, địa vị không nhỏ.

img

Trong Tây Du Ký, Tôn Ngộ Không chỉ có hai lần chịu thua. Một lần là chạy không thoát khỏi bàn tay của Phật Tổ Như Lai và chịu kiếp bị giam dưới chân Ngũ Hành Sơn 500 năm. Lần thứ hai là đụng độ với Trấn Nguyên Tử - vị tiên nhân sở hữu cây nhân sâm quý ở Ngũ Trang Quan, Tôn Ngộ Không cũng không thoát khỏi được ống tay áo của Trấn Nguyên Tử. Vì vậy, nhiều người hâm mộ tin rằng Trấn Nguyên Tử có tài phép ngang Phật Tổ Như Lai.

Tuy nhiên chính Trấn Nguyên đại tiên cũng thừa nhận mình không làm gì được Tôn Ngộ Không, chỉ có thể tạm thời giam giữ mà thôi.

Thứ ba: Hoàng Sư Tinh

Hoàng Sư Tinh xếp ở vị trí thứ ba. Yêu quái này chính là con sư tử ở động Hổ Khẩu thuộc núi Báo Đầu, xét về lai lịch là cháu nuôi của Cửu Linh Nguyên Thánh, trong nguyên tác từng trộm binh khí của ba thầy trò Đường Tăng.

img

Trong chuyến phò tá Đường Tăng đi thỉnh kinh, đến nước Ngọc Hoa, vũ khí của ba huynh đệ Tôn Ngộ Không bị con sư tử tinh lấy mất. Để ăn mừng, Hoàng Sư Tinh còn mở tiệc Đinh Ba vô cùng linh đình. Vì tức giận, Tôn Ngộ Không san bằng động sư tử, bởi vậy mà lão tổ sư tử xuất hiện để trả thù.

Tên ma vương này trong nháy mắt bắt gọn Đường Tăng, Bát Giới, Sa Tăng và ba người con của quốc vương. Tôn Ngộ Không may mắn trốn thoát, sau đó đành mời Bồ Tát xuống hàng phục.

Thứ 4: Nhị Lang Thần

Đứng thứ tư là Nhị Lang Thần. Trong Diễn nghĩa phong thần, Nhị Lang Thần đã vô địch thiên hạ. Còn trong Tây Du Ký, dù chỉ đứng ở vị trí thứ 4 nhưng Nhị Lang Thần cũng khiến Tôn Ngộ Không phải khốn đốn.

img

Nếu như Tôn Ngộ Không có 72 phép biến hóa thần thông thì Nhị Lang Thần biết đếp 73 phép biến hòa. Hơn nữa còn có 3 con mắt có thể nhìn thấu thế võ của Ngộ Không. Vì vậy, rõ ràng Nhị Lang Thần lợi hại hơn Tôn Ngộ Không rất nhiều.

Thứ 5: Hồng Hài Nhi

Hạng năm là Hồng Hài Nhi. Hồng Hài Nhi là con của Ngưu Ma Vương nên có tính tình ngông cuồng, không coi ai ra gì. Vì vậy mới có trận đánh nhau long trời lở đất với Tôn Ngộ Không ở Hỏa Diệm Sơn.

img

Kỹ thuật sử dụng khí giới của Hồng Hài Nhi bình thường thế nhưng Tam muội chân hỏa lại quá vô địch. Ngộ Không, Bát Giới, Sa Tăng đều bị thiêu rụi dù trước đó lò luyện đơn của Thái Thượng lão quân còn không thiêu chết được Mỹ Hầu Vương. Ngay cả Quan Âm Bồ tát cũng chỉ hàng phục chứ không trực tiếp giao chiến với Hồng Hài Nhi.

Thứ 6: Lục Nhĩ Mỹ Hầu

Lục Nhĩ Mỹ Hầu đứng vị trí thứ sáu. Lục Nhĩ My Hầu tính tình hung ác, nó biến ra bộ dạng của Tôn Ngộ Không rồi gây ra biết bao điều ác. Sư phụ Đường Tăng do hiểu lầm rằng đồ đệ mình dã tâm chưa sửa đổi nên đã xua đuổi Ngộ Không đi.

img

Tôn Ngộ Không đương nhiên không nén nhịn cơn phẫn nộ, liền tạo nên một cuộc tranh đấu long trời lở đất với Lục Nhĩ Mỹ Hầu, khi nhận thấy cả hai bất phân thắng bại, cả Lục Nhĩ và Ngộ Không chỉ còn biết mời chư vị thần tiên trên trời giúp phân biệt thật giả, trả lại sự trong sạch cho mình.

Tuy nhiên, đến cả pháp nhãn của thần thánh, gương chiếu yêu của Lí Thiên Vương v.v… cũng đều không nhìn ra ai là thật, ai là giả. Là bởi vì Lục Nhĩ Mỹ Hầu và Tôn Ngộ Không vốn có đường sinh mệnh tương thông nhau nên thần thánh tứ phương không thể trừ diệt tận gốc con khỉ đá ấy, việc giam hãm Lục Nhĩ với thần thánh chỉ là tạm thời.

Cuối cùng, hai con khỉ giao đấu đến tận Tây Thiên mới sáng tỏ mọi việc, Lục Nhĩ Mỹ Hầu lộ diện chân tướng và bị thiên binh bắt giam vào trong Đại Thiên Am (Bát Vàng).


Thứ 7: Tôn Ngộ Không

Đứng thứ 7 là nhân vật chính Tôn Ngộ Không. Ngộ không là học trò của Bồ Đề, học được 72 phép biến hóa, có thể cưỡi mây đạp gió, phi được tới 10 vạn 8000 dặm.

img

Tôn Ngộ Không cũng sở hữu vũ khí lợi hại là gậy Như Ý có thể phóng to thu nhỏ tùy ý. Từng đại náo thiên cung, chiến đấu với thiên quân vạn mã, đưa Đường Tăng thuận buồng xuôi gió đi thỉnh kinh.

Thứ 8: Đại bàng cánh vàng Kim Sí Điểu

Kim Sí Điểu là tam đệ trong ba đại ma vương thống lĩnh núi Sư Đà. Lão đại nguyên là con sư tử vật cưỡi của Văn Thù Bồ Tát. Lão nhị là con voi vật cưỡi của Phổ Hiền Bồ Tát.

Đại bàng cánh vàng có thể bay 11 vạn 3000 dặm, từng đại náo điện Phật ở Tây Thiên. 500 vị La Hán cũng không làm gì được.

img

Xét về ngồn gốc, Kim Sí Điểu có nguồn gốc cao quý hơn. Từ lúc trời còn hỗn độn, trong các loài biết bay thì Phượng hoàng là chúa của muôn loài.

Phượng hoàng sinh ra Khổng tước và Đại bàng. Khổng tước hung dữ, nuốt cả Như Lai vào bụng. Như Lai rạch xương sống nó chui ra, toan giết chết thì chư Phật đều khuyên can, giết nó cũng như giết mẹ mình. Như Lai sau đó phong cho Khổng tước là Phật Mẫu. Vì vậy, luận vai vế, Đại bàng được xem là cậu của Như Lai.

Thứ 9: Ngưu Ma Vương

Ngưu Ma Vương từng là đại ca kết nghĩa của Ngộ Không, đứng thứ 9. Con trai Hồng Hài Nhi lợi hại như vậy, Ngưu Ma Vương cũng không hề kém cạnh. Về bề ngoài, Ngưu Ma Vương rất to lớn, khỏe mạnh với có thân hình vạm vỡ, rắn chắc. Không những thế, Ngưu Ma Vương cũng thông thạo 72 phép thần thông biến hóa, cộng thêm binh khí là một cây đinh ba bảo bối. Thế nên Ngưu Ma Vương từng giao đấu với ba huynh đệ Tôn Ngộ Không mấy trăm hiệp không thua.

img

Trong truyền thuyết, Ngưu Ma Vương là một chiến thần siêu việt hơn là Tôn Ngộ Không. Thế nhưng Ngưu Ma Vương đã có vợ con, lại có tận hai bà vợ nên không thể dứt bỏ trần tục để thay Ngộ Không phò tá Đường Tăng đi lấy kinh, sống cuộc đời của của một người tu hành được.

Thứ 10: Na Tra

Trong Tây Du Ký, Na Tra là tam thái tử, có thiên tướng khôi ngô, tuấn tú, mặt đẹp như ngọc, mắt sáng như sao, môi đỏ như môi thiếu nữ. Song bản tính của Na Tra nóng nảy, thẳng thắn và thích xen vào chuyện bất bình.

Na Tra tay phải cầm Hỏa Tiêm Thương, tay trái cầm Càn Khôn Khuyên, vai đeo dải lụa Hỗn Thiên Lăng, lưng giắt Cửu Long Thần Tráo và Đả Tiên Kim Chuyên, chân đi bánh xe Phong Hỏa Luân.

img

Trong Tây Du Ký, Na Tra dùng vòng Càn Khôn lén đánh ngất được Ngưu Ma Vương là do Lão Ngưu đã đánh rất lâu với Ngộ Không trước đó nên thể lực đã suy giảm. Dù vậy, xét về sức mạnh và lợi hại thì Na Tra cũng không phải dạng tầm thường.

Trong Phong thần diễn nghĩa, Na Tra đại náo tứ hải, không có đối thủ, cũng tương tự như Nhị Lang Thần Dương Tiễn, sau này kế nhiệm thiên giới.

Thứ 11: Đà Tháp Thiên vương Lý Tịnh

Đà Tháp thiên vương đứng thứ 11 trong 13 cao thủ của Tây Du Ký. Đà Tháp Thiên vương hay Thác Tháp Thiên vương nguyên là quan Tổng trấn ải Trần Đường dưới thời vua Trụ Vương nhà Thương. Vốn là đệ tử theo học đạo với ông Độ Ách ở núi Côn Lôn, do còn nặng nợ trần gian nên bị đuổi về. Lý Tịnh lấy Ân Thị sinh ra được 3 người con trai là: Kim Tra, Mộc Tra, Na Tra. Cả ba người con trai của Lý Tịnh đều theo Xiển Giáo học đạo.

img

Dù Thiên vương Lý Tịnh là cha nhưng Na Tra vốn xuất thân là thiên tướng (kiếp trước là pháp bảo Linh Châu của Thái Ất Chân Nhân) nên có sức mạnh lợi hại hơn. Năm đó, khi con trai Na Tra thành tiên thì Thiên vương vẫn chỉ là quan tổng binh Trần đường. Sau được Ngọc Đế trọng dụng, phong làm đệ nhất Nguyên Soái, thống lĩnh tứ thiên môn trăm vạn đại quân.

Thứ 12: Cửu Đầu Trùng

img

Cửu Đầu Trùng xếp thứ 12. Dù võ công không bằng Tôn Ngộ Không nhưng Cửu Đầu Trùng lại có lợi thế khi chiến đấu dưới nước. Trong khi đó, Ngộ Không không giỏi đánh dưới nước nên bảo Bát Giới đi, tuy nghiên cũng thua thảm hại trở về. Sau đó phải dùng kế dụ Cửu Đầu Trùng lên bờ, mới bị Nhị Lang Quân bắn chết.

Thứ 13: Hoàng Báo quái

Hoàng Bào quái (chồn tinh) xếp vị trí cuối. Trong tiểu thuyết có đề cập: “Mặc dù nói Trư Bát Giới và Sa Tăng đánh nhau với yêu quái 30 hiệp bất phân thắng bại. Tuy nhiên thực tế không phải vậy."

img

Nếu xét về võ công, đừng nói là 2 người, có khi 20 người cũng không thể đánh lại được yêu quái này. Thực ra, lưỡi đao của tên yêu quái này có thể ngăn được cả gậy như ý của Tôn Ngộ Không. Vì vậy yêu quái này cũng có thể đánh nhau với Tôn Ngộ Không năm, sáu mươi hiệp bất phân thắng bại. Tốc độ và phản ứng của Hoàng Bào quái là đệ nhất ma giới.

Tôn Ngộ Không đánh nhau với Lục Nhĩ Mỹ Hầu để phân biệt thật giả

Dù thần thông quảng đại đến đâu, Tôn Ngộ Không cũng không thể thoát khỏi tay áo của một vị địa tiên – người mà...