Tên lửa chống hạm DF-21D của Trung Quốc diễu qua quảng trường Thiên An Môn trong một cuộc diễu binh năm 2015 tại Bắc Kinh. Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều vào công nghệ tên lửa
Nghiên cứu nhấn mạnh, tên lửa của Trung Quốc có thể khiến các tài sản quân sự của Mỹ ở châu Á trở nên vô dụng trong những giờ đầu tiên của một cuộc xung đột. Theo đó, Trung tâm cho rằng, Lầu Năm Góc cần đẩy mạnh việc tìm kiếm các công nghệ mới và triển khai chúng để chống lại mối đe dọa từ Trung Quốc.
"Chiến lược quốc phòng của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương đang trong giai đoạn khủng hoảng chưa từng có", các tác giả của nghiên cứu cảnh báo.
Họ cho rằng chính "tư duy siêu cường lỗi thời" tại Lầu năm góc đang hạn chế các nhà hoạch định chiến tranh đưa ra các tùy chọn thông minh cần thiết ở châu Á nhằm chống lại Trung Quốc.
"Kho vũ khí ngày càng nhiều tên lửa tầm xa chính xác (của Trung Quốc) là mối đe dọa lớn đối với hầu hết tất cả các căn cứ của Mỹ, đồng minh và đối tác của họ ở Tây Thái Bình Dương. Vì tất cả có thể trở nên vô dụng nếu bị tên lửa chính xác (của Trung Quốc) tấn công. Mối đe dọa tên lửa từ Trung Quốc đang thách thức năng lực và vai trò của Mỹ trong khu vực", các tác giả nghiên cứu nhấn mạnh.
Đánh giá trên được cho là có ý nghĩa sâu sắc đối với các đồng minh của Mỹ như Úc, Đài Loan và Nhật Bản - vốn phụ thuộc đáng kể vào sự bảo đảm an ninh của Mỹ.
Cũng theo nghiên cứu, trái ngược Mỹ, Trung Quốc đã đầu tư quy mô lớn vào các hệ thống quân sự tiên tiến nên họ ngày càng có khả năng thách thức trật tự khu vực.
Dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình, ngân sách quốc phòng chính thức của Trung Quốc tăng khoảng 75% lên tới 178 tỷ USD - mặc dù con số thực được cho là cao hơn thế.
Các chuyên gia tin rằng việc triển khai tên lửa trên đất liền của Mỹ và sự thay đổi vai trò của Thủy quân lục chiến Mỹ bên cạnh việc củng cố khả năng phòng thủ tập thể trong khu vực sẽ rất quan trọng để ngăn chặn Trung Quốc.