Bạn có dám bỏ ra 35.400 USD (820 triệu VND) để mua chú mèo có tên Whiskers không? Đó là giá một công ty nhân bản thú cưng ở Trung Quốc đưa ra. Đây là công ty đầu tiên ở nước này nhân bản để tạo ra một con mèo giống hệt nhau về mặt di truyền. Chú mèo này được sinh ra bằng phương pháp nhân bản vào ngày 21/7. Tuy vậy, hiện nay công ty này đã nhận được cả nghìn đơn đặt hàng cho loại thú cưng độc lạ này sau hơn một tháng ra mắt.
Chú mèo nhân bản có tên Mr. Whiskers (Nguồn: SCMP)
Garlic, một giống mèo Shorthair của Anh, được tạo ra bởi công ty Sinogene Biotech có trụ sở tại Bắc Kinh (Trung Quốc) đã gây tiếng vang trên khắp thế giới. Công ty đã trở nên nổi tiếng ở Trung Quốc với các dự án nhân bản chó. Sinogene đã công bố rằng công ty sẽ cung cấp dịch vụ nhân bản mèo trên khắp thế giới.
Chú mèo Garlic (Nguồn: SCMP)
Khách hàng của Sinogene muốn nhân bản con mèo của họ sẽ phải bỏ ra số tiền lên tới 35.400 USD. Mức giá này vẫn rẻ hơn dịch vụ nhân bản chó đã được công ty cung cấp trước đó, với chi phí lên đến 53.800 USD (gần 1,3 tỷ VND) một con. Công ty cho biết họ đã tạo ra các bản sao di truyền của 20 con chó vào năm 2018 và có kế hoạch nhân bản 500 con chó mỗi năm trong vòng năm năm tới, Sixth Tone đưa tin.
Năm nay, công ty cũng tham gia vào việc tạo ra một bản sao chó con có tên Kunxun, được lai tạo bằng cách sử dụng DNA từ một con chó đánh hơi cảnh sát có tên là Huahuangma. Cơ quan chó cảnh sát Côn Minh mô tả Huahuangma là “một ngàn chú chó mới có một con như vậy”.
Sinoegene cho rằng nhân bản vô tính có thể là một cách tốt hơn để bảo tồn di truyền của những động vật có giống tốt, mang lại những con vật đẹp hơn thú cưng thông thường, giúp cắt giảm chi phí đào tạo. Tuy nhiên, không phải ai cũng đồng ý về phương pháp lai tạo này.
“Cơ thể có thể được nhân bản, nhưng linh hồn thì không thể”, nghệ sỹ Barbara Streisand bình luận trên Weibo. Cô là một trong những người đầu tiên sở hữu thú cưng nhân bản vô tính.
Các nhà khoa học đã lên tiếng lo ngại về phúc lợi của những con chó được sử dụng để nhân giống di truyền. Chúng bị nhốt trong phòng thí nghiệm, cho ăn hormone và thường phải phẫu thuật để phôi được nhân bản. Ngay cả Barbara Streisand cũng nghi ngờ về chính chú chó mới mua của mình. Theo nữ ca sĩ, thú cưng Coton de Tuléar của cô có tính cách khác với bản gốc.
Có giá từ vài nghìn tới hàng chục triệu USD, những con vật này đích thị sinh ra là để làm thú cưng cho giới siêu giàu.