Thức tỉnh những vùng đất mới
Bình Định có thể xem là một hiện tượng thú vị khi nói về sự trỗi dậy của các vùng đất mới. Chỉ cách đây vài năm, địa phương này vẫn còn là một vùng biển hoang sơ, đẹp nhưng hầu như không có nhiều tiếng tăm trên bản đồ du lịch. Du khách đến Quy Nhơn chỉ coi đây là điểm dừng chân tạm thời trước khi đến với những địa điểm nổi tiếng hơn như Nha Trang, Đà Lạt…
Sự chuyển mình của Quy Nhơn đến từ tầm nhìn của đội ngũ lãnh đạo khi nhận thức rõ về các tiềm năng du lịch của thành phố biển được mệnh danh là “vùng đất thi ca” này. Theo thời gian, Bình Định đẩy mạnh quảng bá tiềm năng, thu hút các nhà đầu tư lớn đồng thời mở rộng hạ tầng giao thông, sân bay, bến cảng...
Với sự xuất hiện của những công trình trọng điểm trong lĩnh vực du lịch như FLC Quy Nhơn - quần thể du lịch 5 sao đầu tiên tại Bình Định cùng những nỗ lực không ngừng của địa phương, “thiên đường” du lịch Bình Định đã thực sự “tỉnh giấc” sau nhiều năm say ngủ. Du khách đến Bình Định tăng trung bình 15-20%/năm, thuộc Top những địa phương có tăng trưởng về lượt khách “đáng nể” nhất Việt Nam. Số chuyến bay đến Quy Nhơn từ 3-5 chuyến/ngày trước năm 2017 đã phải điều chỉnh tới 20-22 chuyến/ngày kết nối với Hà Nội, HCM, Hải Phòng và ngược lại, do 4 hãng hàng không Vietnam Airlines, Bamboo Airways, Vietjet Air, Jetstar Pacific phục vụ với hàng ngàn lượt khách.
Và ấn tượng hơn cả là doanh thu từ du lịch. Lãnh đạo Bình Định cho hay, doanh thu du lịch của địa phương từ vài trăm tỷ cách đây vài năm, nay đã tăng lên tới hàng ngàn tỷ. Cụ thể, năm 2018, Bình Định thu được hơn 3 ngàn tỷ chỉ từ du lịch.
Tại Hội nghị phát triển kinh tế miền Trung mới đây, Thủ tướng đã nhắc đến Bình Định như một ví dụ cho sự chuyển đổi linh hoạt và nhanh chóng về mô hình phát triển kinh tế du lịch và đã cho thấy những hiệu quả tích cực.
Sự có mặt của các tập đoàn bất động sản đã nâng tầm cho du lịch Quy Nhơn.
Mảnh ghép hạ tầng
Những bước phát triển của du lịch Bình Định có thể là sự tham khảo cho nhiều địa phương có xuất phát điểm tương tự, đơn cử như Đồng Tháp tại Tây Nam Bộ.
Không sở hữu lợi thế đường bờ biển dài như Bình Định, nhưng bù lại, Đồng Tháp có đặc trưng cảnh quan miền Tây với thiên nhiên tươi đẹp, sông nước hữu tình quyến rũ làm say đắm lòng người. Sở hữu nhiều tài nguyên du lịch quý giá cũng như nhiều di tích cấp quốc gia nhưng du lịch Đồng Tháp chưa thể vươn mình bởi “rào cản” từ hạ tầng đô thị, dịch vụ và du lịch.
Du lịch Đồng Tháp đang tồn tại một nghịch lý: lượng khách tăng nhanh, từ 1,8 triệu lượt năm 2014 lên 3,6 triệu lượt vào năm 2018, có thể xem là một điểm sáng về lượt khách tại Tây Nam Bộ. Nhưng tổng doanh thu chỉ đạt 800 tỷ đồng. Tức là chỉ bằng xấp xỉ ¼ so với Bình Định, với lượt khách khoảng 4 triệu nhưng doanh thu trên 3 ngàn tỷ.
Thậm chí với các tỉnh có lượt khách thấp hơn thì Đồng Tháp vẫn bị thua về doanh thu như: Phú Yên (1,6 triệu lượt khách - doanh thu 1.556 tỉ đồng); Quảng Ngãi (1 triệu lượt khách, doanh thu 950 tỷ đồng)...
Nguyên nhân một phần lớn đến từ yếu tố hạ tầng. Có cảnh đẹp nhưng Đồng Tháp lại thiết hụt lượng lớn cơ sở hạ tầng, khu vuichơi giải trí để níu chân du khách. Các tour du lịch thường đi về trong ngày hoặcnếu có lưu trú cũng chỉ trong thời gian rất ngắn.
Hiện trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp mới có 82 khách sạn và nhà nghỉ đang hoạt động với tổng số hơn 1.300 phòng. Trong khi đó, số lượng cơ sở lưu trú của Bình Định là 236 khách sạn, với 5.554 phòng. Đặc biệt, nhiều khu du lịch nghỉ dưỡng tại Quy Nhơn đã cung cấp được các dịch vụhàng đầu cho đối tượng khách quốc tế, khách du lịch cao cấp. Trong khi các cơ sở này hầu như vắng bóng tại Đồng Tháp.
Đồng Tháp đang thiếu một hạ tầng đô thị, hạ tầng du lịch hiện đại và đồng bộ.
Đây cũng là một thực trạng chung cần tháo gỡ cho du lịch Tây Nam Bộ. Trong 5 năm gần đây, du lịch đồng bằng sông Cửu Long chỉ tăng trưởng hơn 10%/năm về lượt khách lưu trú và doanh thu. Trừ Phú Quốc (Kiên Giang), những tỉnh/ thành khác trong vùng hầu như chưa có các khu nghỉ dưỡng cao cấp, khu vui chơi giải trí lớn, tầm cỡ quốc tế.
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Thị Thanh Hương đã từng nhận định: “Cơ sở hạ tầng, đường sá, dịch vụ du lịch trong vùng nói chung phát triển chậm, sản phẩm du lịch na ná nhau. Do đó, du lịch vùng đồng bằng sông Cửu Long cần thu hút được các nhà đầu tư lớn, đầu tư chuyên sâu về du lịch. Chỉ có như vậy, du lịch mới phát huy hết tiềm năng, trở thành nguồn lực chính cho vùng”.
Bứt phá hạ tầng cho du lịch phát triển
Xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, Đồng Tháp đã có đề án quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đến năm 2020. Trong đó, tỉnh chú trọng xây dựng sản phẩm du lịch chất lượng cao, đưa Đồng Tháp trở thành một trong những điểm đến mới của vùng đồng bằng sông Cửu Long và cả nước.
Đến nay tỉnh đã thu hút được hơn 30 dự án với tổng số vốn đầu tư gần 3.000 tỷ đồng, trong đó có nhiều dự án về hạ tầng đô thị, du lịch và dịch vụ của nhiều nhà đầu tư lớn. Đáng chú ý có Tập đoàn FLC đang nghiên cứu đầu tư chuỗi dự án về đô thị; tổ hợp khách sạn, thương mại và dịch vụ tại Đồng Tháp. Mới đây Tập đoàn này đã khởi công FLC La Vista Sadec, là khu đô thị dịch vụ cao cấp đầu tiên được triển khai đầu tư trên quỹ đất hơn 15ha tại vùng đấtngàn hoa Sa Đéc.
FLC La Vista Sadec kỳ vọng góp phần cải thiện diện mạo đô thị và dịch vụ cho Đồng Tháp.
FLC La Vista Sadecđược quy hoạch đồng bộ bao gồm các trung tâm thương mại, khu vui chơi, công viên thể thao, thung lũng hoa, phố chợ đêm… cùng hệ thống shophouse, villa cao cấp.
Dự án kỳ vọng sẽ góp phần cải thiện diện mạo đô thị và hệ thống hạ tầng dịch vụ đang thiếu hụt tại địa phương, đáp ứng nhu cầu phục vụ khách du lịch và tạo nên môi trường sống đẳng cấp cho chính người dân nơi đây.
Đồng Tháp cần có thêm nhiều hạ tầng cao cấp cùng sản phẩm du lịch mới để phát triển và khơi dậy những lợi thế còn tiềm ẩn. Với sự xuất hiện của các nhà đầu tư lớn trong lĩnh vực này, giấc mơ về một “viên ngọc Mê Kông” không phải quá xa vời.