Đặc biệt, trong 200 công ty được Forbes Châu Á bình chọn, chỉ có 16 công ty đến từ Ngành thực phẩm (Food) và Vinamilk là đại diện duy nhất từ Việt Nam xuất hiện trong nhóm này. Trong bối cảnh mà các công ty về công nghệ đang chiếm lĩnh các bảng xếp hạng thì kết quả trên là nỗ lực đáng ghi nhận của những doanh nghiệp ngành thực phẩm, trong đó có đại diện duy nhất đến từ Việt Nam - Vinamilk, góp phần khẳng định vị trí của Việt Nam trong nền kinh tế khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Các sản phẩm sữa hữu cơ (organic) của Vinamilk luôn được người tiêu dùng tin tưởng chọn mua.
Cũng theo danh sách này, Vinamilk đạt doanh thu hơn 2,2 tỷ USD, đứng thứ 4 xét về doanh số và thứ 2 về giá trị thị trường với 9.076 tỷ USD trong 7 đại diện đến từ Việt Nam. Từ 2006 đến 2018, mức tăng trưởng CAGR của vốn hóa Vinamilk đạt 57%, tốc độ tăng trưởng doanh thu 5 năm gần nhất (2013-2018) đạt 10,8%.
Chinh phục bảng xếp hạng “khắt khe”
1 tỷ đô-la Mỹ – Đó chính là vạch định doanh thu được Forbes Châu Á chọn để đưa ra các danh sách công ty có doanh thu trên và dưới 1 tỷ đô tốt nhất Châu Á – Thái Bình Dương, khu vực kinh tế sôi động của thế giới. Vạch định 1 tỷ đô này có thể được xem là một cột mốc thể hiện cho độ lớn về quy mô cũng như sự tăng trưởng của các doanh nghiệp.
Để đưa ra danh sách “200 công ty tốt nhất có doanh thu trên một tỷ đô”, các chuyên gia của Forbes đã phân tích 3.200 doanh nghiệp niêm yết trên các sàn chứng khoán khu vực Châu Á – Thái Bình Dương có doanh thu hơn 1 tỉ USD trong năm tài chính vừa qua. Tuy nhiên, theo Forbes Châu Á, mục tiêu của việc xếp hạng này là nhằm chọn ra đại diện các doanh nghiệp lớn tốt nhất của khu vực châu Á - Thái Bình Dương, vì vậy, không chỉ dựa trên một mà nhiều tiêu chí.
Siêu nhà máy sữa Mega của Vinamilk tại Bình Dương được vận hành dựa trên giải pháp tự động hóa Tetra Plant Master cho phép kết nối và tích hợp toàn bộ nhà máy từ nguyên liệu đầu vào cho đến thành phẩm.
Cụ thể, có mặt trong danh sách này, các doanh nghiệp có doanh thu trên 1 tỷ đô vẫn cần đáp ứng hàng loạt các tiêu chí có thể nói là rất khắt khe khácnhư: các ứng viên được xếp hạng dựa theo nhóm 12 tiêu chí, bao gồm doanh thu trung bình 5 năm, mức tăng trưởng doanh thu vận hành, lợi nhuận trên vốn và mức tăng trưởng dự kiến trong 1-2 năm tới. Nếu lợi nhuận và doanh thu suy giảm trong 05 năm qua sẽ bị loại. Tiếp theo, các công ty có nợ dài hạn bằng hoặc lớn hơn 1/2 nguồn vốn và vướng phải các vấn đề pháp lý cũng như quản lý cũng không được chọn vào danh sách cuối cùng.
“Đường dài mới biết ngựa hay”
Trang trại bò sữa Vinamilk Tây Ninh là trang trại đi đầu về ứng dụng công nghệ 4.0 trong vận hành và quản lý.
Thành lập năm 1976 - ngay sau giải phóng với chỉ 3 nhà máy được tiếp quản lại, Vinamilk đã gặp rất nhiều khó khăn trong thời gian đầu hoạt động. Tuy nhiên với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên, công ty đã từng bước vực dậy đểcho ra đời của những sản phẩm sữa đầu tiên do chính người Việt Nam làm ra.
“Resort” bò sữa Organic của Vinamilk tại Cao nguyên Xiêng Khoảng, Lào được khởi công vào tháng 5/2019.
Trải qua nhiều cột mốc đáng nhớ trong suốt 43 năm hoạt động, với phương châm kinh doanh bền vững, minh bạch, cùng với sự đổi mới, sáng tạo không ngừng nghỉ, Vinamilk đã luôn giữ vững vị thế của công ty sữa lớn nhất Việt Nam, được người tiêu dùng tin tưởng, được các nhà đầu tư đánh giá tốt. Hàng năm, cái tên Vinamilk luôn được các tổ chức tài chính trong và ngoài nước đề cử, bình chọn vào các “bảng vàng” kinh doanh uy tín và đạt hiệu suất đầu tư cao.
Bà Mai Kiều Liên – Tổng giám đốc Vinamilk cho biết “Sự đánh giá cao của Forbes dành cho Vinamilk đúng vào dịp chào mừng sinh nhật lần thứ 43 của Vinamilk thật sự đem lại niềm vui to lớn cho đội ngũ hơn 10 ngàn cán bộ, công nhân viên của công ty. Vinamilk của những ngày đầu, hiện tại hay của nhiều năm sau đều sẽ luôn nỗ lực để mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm dinh dưỡng chất lượng tốt nhất, theo những tiêu chuẩn và xu hướng tiên tiến nhất của thế giới”.
Hướng đến mục tiêu Top 30 công ty sữa lớn nhất thế giới
Trụ sở của công ty tại Quận 7, TP.HCM.
Vinamilk đang cho thấy sự năng động và “sức trẻ” của một công ty lớn với hơn 43 năm phát triển với chiến lược kinh doanh bài bản nhưng linh hoạt và nhạy bén với thị trường. Đồng thời, việc sở hữu năng lực sản xuất lớn từ hệ thống 16 nhà máy, 13 trang trại bò sữa cả trong và ngoài nước và tiếp tục được đầu tư mở rộng đã giúp Vinamilk tăng tốc tiến gần hơn với mục tiêu Top 30 công ty sữa lớn nhất thế giới và liên tục nhận được sự đánh giá cao bởi các tổ chức uy tín.
Forbes Việt Nam đã công bố và tôn vinh “50 Công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam” năm 2019. Đây là năm thứ 7 liên tiếp Công ty cổ phần sữa Việt Nam - Vinamilk đạt được danh hiệu này. Cũng theo Forbes Việt Nam, Vinamilk là thương hiệu dẫn đầu danh sách tiếp tục nắm giữ vị trí dẫn đầu danh sách “50 thương hiệu dẫn đầu” năm 2019 với giá trị thương hiệu đạt hơn 2,2 tỷ USD, chiếm gần 1/4 tổng giá trị thương hiệu của cả danh sách.
Hệ thống bồn chứa sữa tươi dùng cho sản xuất tại Siêu nhà máy Mega của Vinamilk tại Bình Dương.
Vào tháng 5/2019, Vinamilk một lần nữa được tạp chí tài chính Nikkei Nhật Bản đưa vào Top 50 công ty dẫn đầu danh sách ASIA 300 – Danh sách 300 công ty Châu Á xuất sắc nhất. Đặc biệt, theo bảng xếp hạng do Nikkei công bố năm nay, chỉ có 03 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thực phẩm và đồ uống (F&B) góp mặt trong Top 50, trong đó Vinamilk là công ty duy nhất đến từ Việt Nam.
Hiện các sản phẩm của Vinamilk đã được xuất khẩu đến 50 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng kim ngạch xuất khẩu đã đạt khoảng 2 tỷ USD (tương đương khoảng 45.520 tỷ đồng) tính từ năm 1997 đến nay.