Dân Việt

Bí mật quân sự: Những quái vật thép Liên Xô lạ lùng nhất

Sputnik 31/08/2019 15:30 GMT+7
Trong Chiến tranh Lạnh, cả Liên Xô và Mỹ đã cố gắng tạo ra chiếc xe tăng hạng nặng có khả năng hoạt động ngay cả tại tâm chấn của vụ nổ hạt nhân. Nhưng sản phẩm không vượt được ra ngoài nguyên mẫu.

Các lực lượng lục quân Liên Xô và Nga đã được trang bị hàng trăm mẫu xe bọc thép dùng trong các mục đích khác nhau - xe tăng, xe chiến đấu bộ binh, xe bọc thép, pháo tự hành và nhiều thứ khác. Tuy nhiên, không phải tất cả các dự án đều đi vào sản xuất hàng loạt. Nhiều phát triển thú vị vẫn còn ở dạng bản vẽ hoặc nguyên mẫu đơn chiếc. Sputnik nói về một số sản phẩm bất thường nhất.

Xe tăng - Đĩa bay

img

Trong Chiến tranh Lạnh, cả Liên Xô và Mỹ đã cố gắng tạo ra chiếc xe tăng hạng nặng có khả năng hoạt động ngay cả tại tâm chấn của vụ nổ hạt nhân. Nhưng sản phẩm không vượt được ra ngoài nguyên mẫu. "Object 279" của Liên Xô, được phát triển ở Leningrad dưới sự lãnh đạo của nhà thiết kế xe bọc thép huyền thoại Joseph Kotin vào năm 1959, thậm chí ngày nay còn khiến mọi người ngạc nhiên với một cái nhìn khác thường.

Đầu tiên, thân xe kéo dài hình elip, giống như một chiếc thuyền hoặc đĩa bay. Giải pháp thiết kế như vậy để chiếc xe tăng không bị lật do sóng xung kích của vụ nổ hạt nhân. Thứ hai, xe có hệ chuyển động với bốn dải xích, thường không được áp dụng trong chế tạo xe tăng. Điều này cho phép "Object 279" vượt qua các địa hình khó khăn đối với xe tăng thông thường. Xe dễ dàng vượt qua đồng tuyết và vùng đất ngập nước. Khung xe loại trừ khả năng chạm gầm khi vượt qua các chướng ngại vật dạng "con nhím", "gốc cây", hay các rãnh bê tông. Nhược điểm - chậm chạp, bảo trì và sửa chữa phức tạp, thân xe quá cao và khó sản xuất. Bản mẫu duy nhất chiếc xe tăng được trưng bày tại Bảo tàng Thiết bị và Vũ khí Thiết giáp Trung tâm ở Kubinka, ngoại ô Moscow.

Tháp pháo và đôi cánh

Một dự án táo bạo không kém là xe tăng bay bánh xích MAS-1, do kỹ sư Mikhail Smalkov phát triển vào năm 1937. Xe dựa trên khung gầm xe tăng hạng nhẹ BT-7 nổi bật bởi thiết kế độc đáo - hình dạng khung thân được sắp xếp hợp lý và sự hiện diện của thiết bị gập lại được để vượt qua các chướng ngại vật trên không.

Xe có đôi cánh thẳng kéo ra vào được và đuôi hình dạng khí động học bao gồm thiết bị ổn định, bánh lái hai chiều cao và thẳng. Khi di chuyển trên không, MAS-1 sử dụng một cánh quạt hai lưỡi ở phía trước, trên mặt đất sử dụng kết cấu bánh xích. Đội xe hai người: lái xe — cơ khí và chỉ huy. Vũ khí - súng máy cỡ nòng lớn 12,7 mm DK trong tháp pháo và súng máy ShKAS hàng không 7,62 mm, được điều chỉnh bắn xuyên qua cánh quạt. Chiếc xe tăng kỳ lạ được sử dụng để trinh sát, đổ bộ mặt đất và trên không, hỗ trợ cho các cuộc đột kích vào sâu hậu tuyến. Một mô hình bằng gỗ thậm chí đã được thực hiện, nhưng dự án bị đóng lại vì không có triển vọng.

img

Thiết kế của chiếc xe tăng 4,5 tấn này quá phức tạp để sản xuất hàng loạt. Ngoài ra kết cấu không thể cung cấp đủ đặc tính khí động học cho một chuyến bay ổn định. Xe tăng «đầm lầy» Cũng trong năm 1937, các chuyên gia Nhà máy Hàng không Moskva số 84 đã giới thiệu thiết kế chiếc xe tăng đệm khí, còn được các tài liệu gọi là "xe tăng tiếp cận đổ bộ". Chiếc xe bọc thép được cho là sẽ sử dụng cho các hoạt động quân sự ở vùng đất ngập nước và cát. Quá trình phát triển do kỹ sư và nhà thiết kế Vladimir Levkov phụ trách, người vào năm 1925 đã chứng minh khả năng của tàu đệm khí trong công trình "Lý thuyết xoáy trong rotor".

Xe tăng thử nghiệm trên đệm khí của Liên Xô Thiết kế dựa trên tàu đệm khí L-1 đầu tiên trên thế giới, được chế tạo vào năm 1934 với thân tàu hình chữ. Theo dự án, hai cánh quạt được đặt trong mũi và đuôi tàu, được quay bằng hai động cơ máy bay M-25 với tổng công suất 1450 mã lực, cho phép cỗ máy nặng 8,5 tấn di chuyển với tốc độ lên tới 250 km mỗi giờ ở độ cao 20-25 cm. Đội xe hai người gồm lái xe — cơ khí và chỉ huy — xạ thủ.

Vũ khí - súng máy DT 7.62 mm. Dự án mới chỉ đến phần mô hình. Đất nước đang chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh lớn, và ngành công nghiệp quốc phòng chú tâm vào các phương tiện bọc thép truyền thống hơn. Cỡ nòng của pháo hạm Năm 1940, các chuyên gia nhà máy Izhora và Kirov đã tiến hành một thử nghiệm thành công để lắp đặt pháo B-13-II hải quân cỡ 130 mm lên khung gầm xe tăng. Với sự khởi đầu của Chiến tranh Mùa đông, pháo tự hành rất cần thiết để chống lại các cứ điểm bọc thép và các công sự của quân đội Phần Lan.

Khẩu pháo, được thiết kế cho tàu tuần dương và lực lượng phòng thủ ven biển mạnh mẽ, được lắp đặt trên khung gầm xe tăng hạng nặng T-100 thử nghiệm, gắn trên đó một buồng lái hình nêm bọc thép thay vì hai tháp pháo tiêu chuẩn. Pháo tự hành mang ký hiệu SU-100-Y. Pháo cho phép viên đạn bắn ra với tốc độ ban đầu hơn 800 mét mỗi giây, ở cự ly khoảng 20 km. Cơ số đạn gồm 30 viên. Pháo tự hành không có cơ hôi tham gia chiến đấu. Chúng được đưa đến Karelia sau chiến tranh. Tuy nhiên, khẩu pháo vẫn được thử nghiệm trên phần còn lại của tuyến phòng thủ Phần Lan, phá hủy các lô cốt bằng cách bắn thẳng từ khoảng cách xa. Vũ khí này chỉ có một bản duy nhất, và đã bị dừng lại do việc sử dụng xe tăng KV-1 và KV-2. Loại KV-2 được trang bị pháo hạm M-10 152 mm, thích hợp hơn để phá hủy các công sự dã chiến so với pháo trên SU-100-Y.

Nguyên mẫu của pháo tự hành được cất giữ trong bảo tàng Vũ khí và thiết bị bọc thép ở Kubinka gần Moskva. Sức mạnh «chói sáng” Đến cuối những năm 1980, các chuyên gia Hiệp hội "Astrophisica" đã phát triển một hệ thống laser tự hành 1K17 "Szhatiye" dựa trên khung gầm pháo tự hành Msta-S, nhằm chống lại các thiết bị quang điện tử đối phương. Kích thước tháp pháo trên xe tự hành tăng lên đáng kể để chứa các thiết bị quang - điện tử. Thay vào vũ khí, thiết bị quang học gồm 15 ống kính đã được lắp đặt phía trước xe.

Một tinh thể ruby ​nhân tạo nặng 30 kg được chế tạo đặc biệt cho 1K17. Mỗi kênh trong tổng số 12 kênh quang học của hệ thống laser đa kênh được trang bị một hệ thống dẫn hướng riêng. Tổ hợp này có thể bắn trúng mục tiêu bằng các tia bước sóng khác nhau, đảm bảo làm mù các thiết bị đối phương, thậm chí được bảo vệ bằng các bộ lọc ánh sáng. Các máy phát laser được cung cấp nguồn từ một máy phát điện độc lập đặt ở phía sau tháp pháo. Vào tháng 12/1990, một máy nguyên mẫu đã được chế tạo. Năm 1992, thiết bị đã vượt qua các bài kiểm tra của nhà nước và được đề nghị tiếp nhận vào quân đội. Sự sụp đổ của Liên Xô và việc cắt giảm ngân sách quốc phòng đã ngăn chặn điều đó. Mẫu "Szhatiye" duy nhất được lưu trữ trong Bảo tàng Kỹ thuật Quân sự tại làng Ivanovo, ngoại ô Moscow.