Dân Việt

Khi sinh viên Việt được học đại học kiểu “trải nghiệm”

P.V 05/09/2019 14:31 GMT+7
Cụm từ “giáo dục qua trải nghiệm” đã trở nên quen thuộc hơn ở Việt Nam, nhất là với các bậc giáo dục mầm non, tiểu học, nhưng vẫn còn khá xa lạ ở các trường đại học. Khoa Quốc tế - ĐHQGHN là một trong số ít đơn vị đại học ở Hà Nội có triển khai ngành đào tạo của Đại học Mỹ áp dụng thành công phương pháp giáo dục mới lý thú này.

Mô hình của phương Tây

Học trải nghiệm được hiểu một cách đơn giản là quy trình ‘học thông qua thực nghiệm’ bắt đầu với việc thực hành, thực nghiệm và sau đó người học phân tích, suy ngẫm về sự trải nghiệm và kết quả của sự trải nghiệm đó. Quy trình này giúp người học củng cố kiến thức, hình thành và phát triển các năng lực, kỹ năng, hành xử mới và thậm chí là cách tư duy mới.

Ưu thế của giáo dục trải nghiệm trong phát triển tư duy đã được nhiều nhà khoa học chứng minh. Herman Ebbinghaus – nhà vật lý học người Đức, người đi tiên phong trong nghiên cứu thực nghiệm và trí nhớ đã chỉ ra rằng nếu tỷ lệ tiếp thu của bạn (từ một bài giảng) là 100% vào ngày thứ nhất thì tới ngày thứ hai, con số ấy sẽ giảm đi đáng kể từ 50-80% và cứ thế đến khi chỉ còn 2-3% vào ngày cuối cùng của tháng. Tương tự như vậy, theo William Glasser, chúng ta chỉ học được 10% từ việc đọc, 20% từ việc nghe (từ người khác). Trong khi đó, ông cho rằng 80% kiến thức chúng ta tiếp thu được là thông qua việc trải nghiệm thực tế.

Không chỉ có tầm quan trọng đối với việc phát triển trí nhớ, giáo dục trải nghiệm còn được chứng minh là giúp cho con người phát triển toàn diện: phát triển kỹ năng quan sát, kỹ năng nhận thức và tư duy, kỹ năng ứng xử, kỹ năng cảm nhận, biểu đạt tình cảm (theo Todd Fitch và Janet Watson). Ngoài ra, phương pháp học này được đánh giá là giúp phát triển các năng lực của thế kỷ 21: 4 C (Critial thinking – Communication – Collaboration – Creativity/ Tư duy phản biện – Giao tiếp – Hợp tác – Sáng tạo).

img

Mô hình giáo dục trải nghiệm.

Đại học Việt Nam dạy theo trải nghiệm

Tại Khoa Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN), sinh viên trước hết được làm quen với những bài học đầu tiên về quốc tế và cộng đồng với mục tiêu: “học để biết” như một giai đoạn nền tảng dưới hệ thống kiến thức toàn diện ở bậc đại học. Mục tiêu giảng dạy kiến thức trong chương trình nhằm giúp sinh viên tự làm giàu vốn kiến thức cho mình, và qua đó nắm được những quy luật vận động của tự nhiên, quy tắc chuẩn mực của xã hội và thời đại, cách sống và hiểu hơn về giá trị cuộc sống. Sinh viên, song song với việc tiếp thu kiến thức, sẽ được tham gia vào các hoạt động xã hội và cộng đồng theo tiêu chí: “học để làm”.

Khoa đã chính thức đưa các hoạt động này (được gọi là môn học Trải nghiệm) vào khung chương trình học bắt buộc của ngành đào tạo Cử nhân Quản lý (liên kết với Trường Đại học Keuka, Hoa Kỳ). Môn học này đem lại cho sinh viên những trải nghiệm học tập thú vị để các em có thể đạt được những thành tích cao hơn mong đợi của chính bản thân. Từ đó, các em hiểu được giá trị của việc “học để chung sống” và tiến tới “học để tự khẳng định mình".

img

Những sản phẩm cây xanh được bày bán trong dự án gây quỹ của sinh viên.

Trong 6 năm qua, các thế hệ sinh viên ngành Quản lý đã thực hiện gần 40 dự án kinh doanh gây quỹ thiện nguyện vì cộng đồng. Đối với các sinh viên ngành Quản lý, các dự án đặc biệt này có ý nghĩa tương tự như “luận văn tốt nghiệp” của các chương trình học đại học khác. Nhưng trong đó, thay vì cặm cụi nghiên cứu tài liệu để viết luận văn thì các sinh viên ngành Quản lý Khoa Quốc tế lại “hack não” áp dụng các kiến thức cốt lõi được học về marketing, quản trị tài chính, quản trị nhân sự… vào các ý tưởng gây quỹ từ thiện từ các hoạt động rửa xe, kinh doanh đồ ăn nhanh, dựng show ca nhạc, mở lớp dạy nấu ăn cho người nước ngoài, vận động tài trợ…

Sản phẩm cuối cùng các sinh viên cần có được không phải là một cuốn luận văn mà là các dự án với các con số cụ thể: bao nhiêu món quà được trao cho người nghèo, bao nhiêu chiếc mũ bảo hiểm tặng cho các em học sinh tiểu học và bao nhiêu hoạt động ý nghĩa khác với xã hội cùng với những tổng kết chắt lọc lại sau quá trình tạo ra các con số đó. Và tất nhiên, đồng hành sát sao cùng các sinh viên trong quá trình “chạy thử” kiến thức của mình vào dự án thực tế là các giảng viên trường Đại học Keuka (Hoa Kỳ).

img

Dự án “Free Helmet” tặng mũ bảo hiểm cho học sinh tiểu học của sinh viên chương trình Quản lý, Khoa Quốc tế - ĐHQGHN.

“Em như thành một người hoàn toàn khác” là chia sẻ của mọi sinh viên ngành Quản lý sau khi hoàn thành môn học khi thấu hiểu hơn về năng lực bản thân, về thế giới xung quanh và muốn đóng góp cho xã hội. Tri thức có được qua các hoạt động trải nghiệm sẽ là sức mạnh giúp cho các bạn sinh viên rộng lượng hơn, vị tha hơn và tự tin hơn trong cuộc sống.

Đỗ Thị Thanh Hoan, sinh viên lớp VISK2010B, nói: “Môn học Giáo dục Trải  giúp chúng em có những kinh nghiệm thực tế quý báu, những trải nghiệm chưa có trong sách vở hay những bài học trên lớp, giúp chúng em gần gũi với cuộc sống xã hội hơn. Không những thế, sau khi cùng nhau tổ chức những hoạt động như vậy, các thành viên trong lớp thấy gắn kết với nhau hơn, hiểu nhau hơn bởi tất cả mọi người đã cùng nhau đối mặt và giải quyết những khó khăn trong công việc”.

img

Chương trình Cử nhân Quản lý cấp bằng bởi ĐH Keuka, Hoa Kỳ.

“Môn học Trải nghiệm đúng là môn học đặc biệt. Em đã học được cách chia sẻ với người khác, học được cách làm việc nhóm, rèn được cho mình những kỹ năng quan trọng, cần thiết cho công việc sau này. Em đã trưởng thành hơn nhiều chỉ sau một tháng làm dự án”, Thanh Hiền, sinh viên lớp VISK2016A chia sẻ.

Hiện nay, Khoa Quốc tế - ĐHQGHN vẫn tiếp tục tuyển sinh chương trình Cử nhân Quản lý liên kết với ĐH Keuka, Hoa Kỳ bằng phương thức xét học bạ. Thí sinh đăng ký xét tuyển bằng kết quả học bạ nộp hồ sơ và lệ phí xét tuyển trực tiếp tại Khoa Quốc tế - ĐHQGHN theo địa chỉ sau:

Nhà G8, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội hoặc Phòng 306, Nhà C, Làng Sinh viên HACINCO, 79 Ngụy Như Kon Tum, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.

Điện thoại: 024. 3555 3555

Hotline: 0379 884 488

Website: http://student.isvnu.vn

Facebook:www.facebook.com/khoaquocte/