Hạt mắc ca là một trong những loại hạt đắt nhất thế giới. Một túi khoảng một pound (0,45 kg) có thể có giá khoảng 30 USD (gần 700.000 VND), gần gấp đôi so với các loại hạt khác như hạnh nhân, và chúng đã liên tục tăng giá trong rất nhiều năm qua.
Hạt mắc ca là một trong những loại hạt đắt nhất thế giới (Nguồn: BI)
Được coi là một loại hạt tráng miệng chất lượng cao vì hương vị bơ đậm đà, hạt mắc ca là một món ăn phổ biến và thời thượng ở các nước từ châu Á tới châu Mỹ.
Lý do chính khiến loại hạt này luôn có mức giá đắt đỏ là quá trình thu hoạch tốn rất nhiều thời gian. Mặc dù trên thế giới có tới 10 loài cây mắc ca khác nhau, nhưng chỉ có 2 loài có thể sản xuất ra loại hạt bổ dưỡng và đắt đỏ. Ngoài ra, loại cây này phải mất từ 7 đến 10 năm mới bắt đầu cho thu hoạch hạt.
Cây mắc ca có nguồn gốc ở vùng đông bắc Australia và các loại hạt đã được thổ dân Úc ăn từ nhiều thập kỷ trước. Những người thổ dân gọi loài cây này là "Kindal", nhưng sau đó thực dân Anh đã đổi tên chúng thành macadamia (mắc ca), theo tiến sỹ John Macadam. Mặc dù có nguồn gốc từ Úc, cây mắc ca được trồng với mục đích thương mại đầu tiên ở Hawaii (Mỹ).
Hawaii sở hữu môi trường khí hậu hoàn hảo để sản xuất hạt mắc ca do loài cây này cần nhiều mưa, đất đai giàu dinh dưỡng và thời tiết ấm áp để phát triển mạnh. Cây mắc ca cần từ bốn đến sáu tháng để ra hoa, các loại hạt có thể trưởng thành vào nhiều thời điểm khác nhau trong năm. Do đó rất ít khu vực có thể trồng loại cây này, và họ chắc chắn sẽ phải nhập khẩu với giá càng đắt đỏ hơn.
Loại hạt này được thu hoạch năm đến sáu lần một năm, thường là bằng tay. Vỏ dày của chúng thường được loại bỏ trước khi bán, khiến người trồng cây rất khó xác định được hạt đã chín hay chưa. Do đó, quá trình thu hoạch tốn nhiều công sức, nhiều quả chưa chín bị loại bỏ trong quá trình sản xuất khiến chi phí càng tốn kém hơn.
Hạt mắc ca trở nên ngày càng phổ biến vì hàm lượng chất béo cao. Với 40 gram chất béo mỗi kg, chúng chứa nhiều chất béo hơn bất kỳ loại hạt nào khác, đó là lý do tại sao mọi người thường nghĩ rằng hạt mắc ca là không lành mạnh. Trong thực tế, phần lớn chất béo đó là hoàn toàn không chứa cholesterol và có chứa axit palmitoleic – loại chất có thể cải thiện quá trình trao đổi chất và giúp cơ thể duy trì mức độ insulin khỏe mạnh.
Mỗi hạt được tạo thành từ 80% dầu và 4% đường. Hàm lượng chất béo và đường thấp làm cho hạt mắc ca trở thành món ăn lý tưởng cho các chế độ ăn uống và giảm cân lành mạnh, bao gồm chế độ ăn Keto nổi tiếng thế giới.
Ở Hawaii, mắc ca giúp mang lại cho hòn đảo này giá trị xuất khẩu ròng cao nhất từ trước đến nay. Với giá trung bình khoảng 25 USD/pound (gần 600.000 VND), giá trị trang trại trên các cây mắc ca của Hawaii được ước tính trị giá 53,9 triệu USD (hơn 1.200 tỷ VND).
Trong khi đó, các quốc gia nhập khẩu số lượng lớn mắc ca như Trung Quốc hiện đang nỗ lực phát triển những trang trại mắc ca của chính họ vì giá trị lợi ích cao về cả kinh tế lẫn sức khỏe. Tuy nhiên, trong thời điểm hiện tại, nhu cầu về hạt mắc ca tại nước này cũng như thế giới vẫn vượt xa nguồn cung, khiến giá cả tăng cao.
Với giá bán từ 2 - 2,5 triệu đồng/kg, tính ra để được thưởng thức một con cua pha lê, người mua phải bỏ ra vài triệu...