Các nhân vật trong Tây Du Ký chắc chắn đã trở thành một phần ký ức của cả một thế hệ. Trong đó ấn tượng về sư phụ Đường Tăng là một người lương thiện từ bi, ăn chay niệm phật, một lòng muốn lấy chân kinh để có thể tạo phúc cho bá tánh.
Thế nhưng Đường Tăng có thực sự luôn từ bi hướng thiện kể cả trước khi đi Tây Thiên không? Không thể chắc chắn. Vì trong quá khứ sư phụ đã có hành động tàn nhẫn hơn cả các đồ đệ Ngộ Không hay Bát Giới của mình.
Hình ảnh thầy trò Đường Tăng chính là một phần ký ức của cả một thế hệ
Trước tiên hãy điểm qua một chút về ba đồ đệ của Đường Tăng trên đường đến Tây Thiên.
Đầu tiên là đại đồ đệ Tôn Ngộ Không. Sau khi được Đường Tăng giải thoát khỏi Ngũ Hàng Sơn, Ngộ Không đã bái Đường Tăng làm sự phụ, chính thức gia nhập Phật môn, nhận pháp hiệu Hành Giả, nhưng sau đó Ngộ Không vẫn chưa thể tẩy sạch dã tính, ra tay giết hại cường đạo không chớp mắt.
Tiếp theo là hai đồ đệ Trư Bát Giới và Sa Ngộ Tĩnh. Tuy hai người này không phải yêu quái, nhưng vì vi phạm thiên quy mà bị đày xuống hạ giới. Họ được Quan Thế Âm Bồ Tát sắp xếp chờ đợi Đường Tăng đến thu nhận. Trong thời gian trước khi gặp được Đường Tăng, hai người họ cũng làm ra không ít chuyện xấu.
Ba người Ngộ Không, Bát Giới và Sa Tăng trên đường đi lấy kinh đã dần được sư phụ Đường Tăng điểm hóa, dần rửa sạch được dã tâm, một lòng quy y cửa Phật. Tuy nhiên họ không biết rằng, trong quá khứ chính sư phụ của họ cũng từng trải qua giai đoạn nội tâm bị bó buộc bởi hai chữ "thù" và "hận".
Đường Tăng trong quá khứ cũng từng bị bó buộc bởi thù hận
Đường Tăng được sinh ra trong gia đình nhà quan. Vào năm Đường Tăng ra đời, phụ thân của ông được Hoàng Đế phong làm chi châu Giang Châu. Không ngờ rằng trên đường đi nhậm chức, phụ thân của Đường Tăng bị cường tặc sát hại, mẫu thân của Đường Tăng cũng bị thủ lĩnh cường tặc là Lưu Hồng cưỡng đoạt.
Để có thể bảo vệ Đường Tăng, bà đành đặt con trai mình vào một cái nôi gỗ và thả trôi theo dòng sông. Đường Tăng may mắn được một lão hòa thượng vớt được và nuôi dưỡi trưởng thành. Sau đó Đường Tăng biết được mối thâm thù huyết hải, quyết định phải báo thù cho bằng được.
Hình ảnh cường tặc Lưu Hồng trong Tây Du Ký 86
Đường Tăng đã đem chuyện này đến Long Khứ Mạch kể cho ông ngoại của mình, sau đó lập tức mang theo nhân mã của ông ngoại đi truy bắt Lưu Hồng. Lúc đó Lưu Hồng đã thay thế phụ thân của Đường Tăng làm chi châu Giang Châu.
Đường Tăng bất chấp tất cả cho quân đánh vào chi châu phủ, bắt sống được Lưu Hồng. Đường Tăng đã áp giải Lưu Hồng đến nơi mà năm xưa cha mẹ ông bị hắn giết hại, trực tiếp chém đầu Lưu Hồng và đẩy xuống sông báo thù cho cha mẹ.
Sau này Đường Tăng một lòng hướng Phật, giũ bỏ hồng trần, cuối cùng trở thành người được chọn đi Tây Thiên bái Phật cầu kinh.