Dân Việt

Những kỷ lục Guinness trong điện ảnh lạ tai nhất từng được nghe

Thủy Tiên 18/09/2019 07:16 GMT+7
Ai là người nắm giữ nhiều giải thưởng Oscar nhất, tấm áp phích nào đắt tiền nhất, phim nào được nhiều giải Oscar nhất, hay ai là người ngồi trong rạp phim lâu nhất? Tất cả nằm trong Những kỷ lục Guinness điện ảnh.

1. Biên kịch - đạo diễn và nhà sản xuất phim trẻ nhất

Đó là cậu bé Sydney Ling. Năm 1973, khi mới 13 tuổi, cậu bé Ling đã viết kịch bản, tự làm đạo diễn và tự sản xuất bộ phim kinh dị nhan đề: “Lex the wonder dog”

2. Ngồi trong rạp xem phim lâu nhất

Kỷ lục này thuộc về những người Hungari. Trong thời gian liên tục 37 giờ, kéo dài từ ngày 23/7 đến 25/7/1999, sáu người gồm Hainalka Bulla, Gabor Lemtai, Tamas Puska, Kristian Galla, Mark Memenry và Zoltan Belebif đã xem liền một lúc 20 bộ phim, trong đó đáng chú ý có các phim "Titanic" (Mỹ), "Taxi" (Pháp), "Face off" (Mỹ)…

img

Phim Chiến tranh giữa các vì sao

3. Nhà sản xuất phim thu nhập cao nhất

Đó là đạo diễn kiêm nhà sản xuất phim Hollywood George Lucas. Bộ phim “Chiến tranh giữa các vì sao” chỉ riêng phần đầu được làm vào năm 1999 đã mang lại cho ông phần lãi là 400 triệu USD.

4. Ngôi sao điện ảnh tổ chức lễ cưới lớn nhất

Diễn viên Jayalalitha Jayaram - một siêu sao điện ảnh Ấn Độ, đã tổ chức lễ cưới cho con trai nuôi của bà là anh N.Sudhekaran với cô Satlujalekshoni. Bữa tiệc được tổ chức vào ngày 7/9/1995 tại thành phố Chennai với thực khách lên đến 150.000 người.

img

Áp phích phim The Mummy

5. Áp phích đắt nhất

Đó là áp phích bộ phim nổi tiếng của Mỹ “The mummy” (Xác ướp Ai Cập) được sản xuất vào năm 1932 với hình ngôi sao Boris Kerloff. Ngày 7/3/1997, áp phích này đã được bán với giá kỷ lục là 453.000 USD tại NewYork (Mỹ).

6. Giải Oscar đắt nhất

Đó là giải của David O.Selznick cho phim “Cuốn theo chiều gió” (1939 - Mỹ). Ngày 12/6/1999, tại New York, giải thưởng được ngôi sao nhạc rock Michael Jackson mua lại với giá 1.542.000 USD.

img

Phim Cuốn theo chiều gió

7. Bộ trang phục trong phim đắt nhất

Đó là chiếc váy bằng vải lanh kẻ xanh trắng và đôi giày đỏ của diễn viên Judy mặc khi vào vai cô gái Dorothy trong phim “Phù thuỷ xứ Oz” (Mỹ – 1939). Bộ trang phục này được bán với giá 324.188 USD tại London (Anh) vào ngày 9/12/1999. Sau đó tại buổi bán đấu giá 24/5/2000 ở New York, bộ váy được bán với giá 666.000 USD.

8. Máy quay phim quý nhất

Là máy quay phim En Jalbert Pochet Revolver 1882. Chiếc máy được sản xuất từ những bộ phận của súng lục với ổ quay thật. Ngày 31/8/1995, tại London (Anh), chiếc máy này được bán với giá 87.257 USD.

img

Phim Phù thủy xứ Oz

9. Marilyn Monroe với chiếc áo quý nhất

Chiếc áo choàng có đính những hạt ngọc lấp lánh hiệu Jean Louis được Marilyn Monroe mặc khi hát bài “Happy Birthday” nhân ngày sinh nhật Tổng thống Mỹ Kenedy vào tháng 5/1962 đã được bán với giá 1,15 triệu USD vào ngày 27/10/1999 tại New York.

10. Đồ chơi chuột Mickey quý nhất

Đó là chiếc xe gắn máy mang tên Mickey Mouse chạy bằng dây cót từ năm 1939. Vào tháng 6/1997, tại London (Anh), nó được bán với giá 83.650 USD.

img

Walt Disney

11. Người giành nhiều giải Oscar nhất

Ngôi vị thuộc về Walt Disney đã giành được 26 giải Oscar với 64 đề cử từ năm 1932 đến năm 1969, giải thưởng nhận được gần đây nhất, sau khi ông đã mất, là cho phim “Winnie The Pooh And The Blustery Day” (Mỹ, 1968). Ông cũng là người giữ kỉ lục giành được nhiều giải Oscar nhất trong năm với 4 giải Oscar năm 1953 cho bộ phim hoạt hình hay nhất (Toot, Whistle, Plunk và Boom), đoạn phim tài liệu hay nhất (The Alaskan Eskimo), bộ phim tài liệu hay nhất (The Living Desert) và bộ phim ngắn gồm 2 tập (Bear Country).

12. Người giành giải Oscar lớn tuổi nhất

Diễn viên Jessica Tandy được phong tặng danh hiệu nữ diễn viên xuất sắc nhất với bộ phim “Driving Miss Daisy” (Mỹ, 1990) khi 80 tuổi 295 ngày.

13. Người đoạt giải Oscar nhỏ nhất

Tatum O’Neal được bầu là nữ diễn viên triển vọng nhỏ nhất nhờ vai diễn trong “Paper Moon” (Mỹ, 1973) lúc cô mới 10 tuổi 148 ngày.

Ngoài ra vào năm 1935, diễn viên nhí Shirley Temple được nhận giải Oscar danh dự lúc 6 tuổi 310 ngày.

img

Tom Hanks

14. Nam diễn viên 2 lần giành Oscar

Tom Hanks là 1 trong 7 người đã 2 lần giành giải nam diễn viên xuất sắc nhất với các vai diễn trong phim "Philadelphia" (Mỹ, 1993) và "Forrest Gump" (Mỹ, 1994). 6 người còn lại cũng từng 2 lần nhận tượng vàng Oscar dành cho nam diễn viên xuất sắc nhất là Spencer Tracy, Fredric March, Gary Cooper, Marlon Brando, Jack Nicholson và Dustin Hoffman.

15. Bộ phim giành nhiều giải Oscar nhất

Hai bộ phim đều giành 11 giải Oscar là “Ben Hur” (Mỹ, 1959), diễn viên chính là Charlton Heston và bộ phim “Titanic” (Mỹ, 1997). Cả hai đều do James Cameron làm đạo diễn.

img

Phim Ben Hur

16. Bộ phim được đề cử nhiều giải Oscar nhất

Bộ phim “All about Eve” (Mỹ, 1950) và “Titanic” (Mỹ, 1997) đều nhận được con số kỷ lục là 14 đề cử.

17. Phim có nhiều đề cử nhất nhưng không nhận được một giải Oscar nào

Bộ phim “Turning Point” (Mỹ, 1977) và “The Colour Purple” (Mỹ, 1986) đều nhận được 11 đề cử nhưng cuối cùng không giành được một giải Oscar nào.

18. Đạo diễn nhận nhiều giải Oscar nhất

John Ford đã giành được 4 giải Oscar cho đạo diễn xuất sắc nhất với bộ phim “The Informer” (Mỹ, 1940), "The Grapes of Wrath" (Mỹ, 1940), “How Green Was My Valley” (Mỹ, 1941) và “The Quiet Man” (Mỹ, 1952).

img

Đạo diễn John Ford

19. Nữ diễn viên nhận nhiều giải Oscar nhất

Katharine Hepburn giành được 4 giải Oscar nữ diễn viên xuất sắc nhất với phim “Morning Glory” (Mỹ, 1930), “Guess Who’s Coming to Dinner” (Mỹ, 1967), “The Lion in Winter” (Anh, 1968 - đồng giải thưởng); “On Golden Pond” (Mỹ, 1981). Cô cũng là diễn viên có tuổi nghề cao nhất, kéo dài 48 năm.

20. Nam diễn viên triển vọng giành nhiều giải Oscar nhất

Walter Brennan giành giải Oscar cho nam diễn viên triển vọng nhất với 3 phim “Come and get it” (Mỹ, 1936), “Kentucky” (Mỹ, 1938) và “The Westerner” (Mỹ, 1940).

21. Nữ diễn viên triển vọng​​​​​​​ giành nhiều giải Oscar nhất

Shelly Winter đã đồng giành 2 giải Oscar cho nữ diễn viên triển vọng cho các vai trong phim “The Diary of Anne Frank” (Mỹ, 1959); “A Patch of Blue” (Mỹ, 1965); “Dianne wiest for Hannah and her sisters” (Mỹ, 1986) và “Bullets Over Broadway” (Mỹ, 1994).

22. Nước nhận nhiều giải Oscar cho phim nước ngoài nhất

Italia đã giành được tổng cộng 13 giải Oscar cho phim tiếng nước ngoài hay nhất, gần đây nhất là “Life is Beautiful” (1997) với các diễn viên chính Roberto Benigni, Giorgio Cantarini và Nicoletta Braschi.

img

Diễn viên / ca sỹ / đạo diễn Barbra Streisand

23. Phần thưởng cho người đa tài nhất

Diễn viên / ca sỹ / đạo diễn Barbra Streisand đã giành 2 giải Oscar, 5 giải Emmy, 7 giải Grammy, 7 Quả cầu vàng và giải đặc biệt Tony vào năm 1970 cho nữ diễn viên sáng giá nhất thập kỷ.

24. Bài diễn văn Oscar dài nhất

Đó là bài diễn văn cho buổi nhận giải Oscar dài kỷ lục kéo dài 5 phút 30 giây, được Greer Garson đọc tại Academy Award năm 1942. Bà cũng được chọn là nữ diễn viên triển vọng nhất trong bộ phim “Mrs. Miniver” (Mỹ, 1942).

25. Nghệ sỹ đạt nhiều giải Cesar nhất

Ngôi sao người Pháp Isabelle Adjani là người duy nhất giành được 4 giải Cesar do Viện nghệ thuật Pháp trao tặng với các phim “Possession” (Pháp / Đức, 1981); “L’Eté Meurtrier” (Pháp, 1983); “Camille Claudel” (Pháp, 1988) và “La Roine Margot” (Pháp / Đức / Ý, 1994).

img

Đạo diễn Satgajit Ray

26. Người nhận nhiều giải thưởng phim quốc tế nhất

Satgajit Ray, biệt danh là “Chúa” trong giới làm phim ở Bombay, là đạo diễn người Ấn Độ làm nhiều phim nhất. Ông nhận tổng cộng 34 giải thưởng quốc tế trong sự nghiệp của mình, trong đó có 1 giải Oscar cho thành tựu ông đã đóng góp cho điện ảnh. Ông mất năm 1992.

27. Ngôi sao tham gia đóng nhiều phim nhất

Arnold Schwarzenegger đã tham gia đóng tổng cộng 29 phim truyện gồm: “The Terminator” (Mỹ, 1984); “Total Recall” (Mỹ, 1990); “Terminator 2”; “Judgement Day” (Mỹ,1991); “True Lies” (Mỹ, 1994); “Batman and Robin” (Mỹ, 1997) và “End of Days” (Mỹ 1999).

img

Phim The Matrix

28. Nhiều máy ghi hình được dùng trong một cảnh quay

Khi quay cảnh “Bullet time” trong bộ phim “Ma trận” (The Matrix, Mỹ 1999), đạo diễn Larry và Andy Wachowski đã dùng tổng cộng 120 máy ghi hình đặc biệt để đạt được cảnh diễn viên chính Neo (Keanu Reeves) né tránh những loạt đạn của người rượt đuổi.

30. Xưởng phim lớn nhất thế giới

Đó là khu liên hợp các xưởng phim lớn nhất thế giới ở thành phố Universal, Los Angeles, bang California, Mỹ. Universal có diện tích 420 mẫu Anh, gần 562 cao ốc và 34 phòng thu, được gọi là “The Back Lot”.