Chiến hạm 016 Quang Trung có chiều dài 102,4 m, rộng 14,7 m, mớm nước 5,6 m, lượng giãn nước toàn tải 2.200 tấn, tốc độ tối đa 29 hải lý/giờ (53 km/giờ), phạm vi hoạt động 7.000 km, thời gian hoạt động liên tục trên biển 20 ngày. Ảnh: TASS
So với cặp tàu 011 Đinh Tiên Hoàng và 012 Lý Thái Tổ, tàu 016 Quang Trung và 015 Trần Hưng Đạo cùng thuộc lớp Gepard 3.9 Đề án 11661E, tuy nhiên cặp tàu 015-016 hiện đại hơn hẳn cặp 011-012 về nhiều tính năng, nhất là khả năng chống tàu ngầm. Ảnh: Bình Định Online
Trong khi cặp tàu trước chỉ phụ thuộc vào trực thăng săn ngầm Ka-28 thì cặp tàu sau sở hữu hệ thống sonar kết hợp ngư lôi thực hiện việc phát hiện – tiêu diệt tàu ngầm một cách độc lập hoàn toàn. Ảnh: TASS
Theo báo QĐND, trong chuyến hành trình tới Nga tham gia duyệt binh hồi cuối tháng 7, đầu tháng 8, chiến hạm Quang Trung đã tiến hành diễn tập chống tàu ngầm trên vùng biển quốc tế. Lần đầu tiên, các hình ảnh về hệ thống chống ngầm hiện đại của tàu Quang Trung được giới thiệu đầy đủ nhất. Ảnh: Hanwa
Theo Naval Technology, tàu hộ vệ lớp Gepard 3.9 được trang bị hệ thống định vị thủy âm (sonar) MGK-335EM để dò tìm và phát hiện tàu ngầm. Sonar có thể tìm kiếm mục tiêu ở chế độ chủ động hoặc thụ động. Ảnh: QĐND
Ở hai bên hông tàu hộ vệ Quang Trung được bố trí hai bệ phóng ngư lôi hạng nặng 533mm. Trong ảnh, có thể thấy kích thước bệ phóng ngư lôi trên tàu Quang Trung rất lớn và dài. Bên trong mỗi ống chứa các quả ngư lôi nặng hàng tấn, có khả năng đánh chìm tàu ngầm cỡ lớn chỉ bằng phát bắn duy nhất. Ảnh: QĐND
Đáng tiếc là hiện không rõ tàu hộ vệ Quang Trung và Trần Hưng Đạo được trang bị loại ngư lôi nào? Tuy vậy, nhiều khả năng nó không nằm các loại ngư lôi phổ biến của Nga sử dụng trên tàu mặt nước. Ảnh: QĐND
Đó có thể là ngư lôi chống tàu mặt nước, tàu ngầm TEST-71/71M, SET-65, SET-53 hoặc 53-65K... Ảnh: deagel
Ví dụ về loại TEST-71, được thiết kế để tiêu diệt các loại tàu ngầm và tàu mặt nước ở cự ly tối đa tới 20.000m, xuyên sâu xuống mặt nước 1.000-1.500m - đủ khả năng lôi cổ bất cứ tàu ngầm lặn sâu nào lên mặt nước. Phiên bản sử dụng cho tàu mặt nước định danh là TEST-71M-NK dài 7,93m, nặng 1,8 tấn, trang bị đầu nổ 205kg, tốc độ tối đa 40 hải lý/h. Ảnh: deagel
Ngoài hệ thống ngư lôi và sonar tác chiến độc lập, tàu hộ vệ Quang Trung cũng được trang bị theo kèm trực thăng săn ngầm Ka-28 do Liên Xô (Nga) sản xuất. Các trực thăng này thuộc biên chế Lữ đoàn không quân hải quân 954, và mỗi khi tàu Quang Trung – Trần Hưng Đạo ra biển làm nhiệm vụ các trực thăng sẽ từ căn cứ ở Cam Ranh bay ra tàu. Ảnh: QĐND
Ka-28 hiện là “sát thủ săn ngầm” tốt nhất của Việt Nam và thuộc hàng “độc” ở khu vực Đông Nam Á. Điểm làm nên “cái sự độc” là cơ cấu cánh quạt nâng đồng trục quay ngược chiều nhau, giúp triệt tiêu hoàn toàn momen xoay, qua đó máy bay không cần cánh quạt đuôi, giảm tiếng đáng kể tiếng ồn và kích thước. Ngoài ra, nó giúp cho trực thăng có độ cơ động và linh hoạt cao hơn. Ảnh: QĐND
“Sát thủ săn ngầm” này có tính năng kỹ chiến thuật đa năng, có khả năng tìm và tiêu diệt tàu ngầm với ba phương án khác nhau bằng các thiết bị hiện đại nhất hiện nay ở độ sâu gấp ba lần độ sâu hoạt động của tàu ngầm, gồm: phao thủy âm vô tuyến RGB (dò bằng sóng vô tuyến khi tàu ngầm phát ra tín hiệu sóng vô tuyến lên không trung) và dò âm VGS (dò tiếng chân vịt của tàu ngầm); radar trinh sát Osminog để tìm kiếm các mục tiêu mặt nước, như kính tiềm vọng của tàu ngầm, quét bề mặt đại dương trong nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn… Ảnh: QĐND
Ka-28 có thể mang nhiều loại vũ khí dùng để chống tàu ngầm gồm: ngư lôi 400mm; bom chìm; thủy lôi… ở khoang bom trong thân và có thể treo bên ngoài. Ảnh: QĐND
Trong ảnh, Ka-28 mang bom ném mục tiêu trên biển.