Dân Việt

"Cuộc chiến" siêu ứng dụng: Mở rộng dịch vụ chưa đủ mà còn phải... thông minh

Ngọc Phạm 11/09/2019 19:20 GMT+7
Các nền tảng siêu ứng dụng đang không chỉ chạy đua về mức độ phong phú và sẵn sàng thử nghiệm dịch vụ mới, mà còn đang hơn thua nhau ở cách tiếp cận “thông minh” đến người dùng.

Hướng dịch chuyển tất yếu

Kể từ thời điểm giữa năm 2018, khi Grab lần đầu tiên mang khái niệm “siêu ứng dụng” đến thị trường, cuộc đua siêu ứng dụng đến nay vẫn không hề có dấu hiệu hạ nhiệt. Nhiều động thái cho thấy, các nền tảng thậm chí còn đang tăng tốc để bứt phá trong thời gian tới. Cuộc đua siêu ứng dụng là điều dễ hiểu trong bối cảnh Việt Nam có đến 72% dân số sử dụng smartphone cùng 64 triệu người dùng Internet, theo cáo mới nhất do We Are Social và Hootsuite công bố tháng 1/2019.

img

Super App là mục tiêu hướng tới của các nhà cung cấp dịch vụ.

Thực tế, dù không phải nền tảng nào cũng dùng thuật ngữ “siêu ứng dụng” để nói đến tầm nhìn phát triển, nhưng có thể thấy sau Grab, nhiều tên tuổi khác tại Việt Nam cũng đi theo hướng đi đa dạng hóa dịch vụ. Những ứng dụng ấy có thể kể đến như Zalo, Now, Go-Viet hay gần đây chào đón thêm “tân binh” Be. 

Bình luận về hướng đi siêu ứng dụng bùng nổ ở Đông Nam Á, giáo sư Nitin Pangarkar của Trường Kinh doanh NUS chia sẻ: “Rất khó để tạo kiếm được lợi nhuận tốt từ mảng đặt xe, nhưng nó tạo ra các giao dịch tần suất cao. Trong khi đó, giao đồ ăn có triển vọng tốt về lợi nhuận và sự kết hợp cả hai tạo tiền đề tốt cho dịch vụ thanh toán”.

Mô hình như phân tích của giáo sư Nitin Pangarkar có thể thấy rất rõ qua trình tự ra mắt dịch vụ của Grab ở Việt Nam, từ đặt xe có thêm giao hàng, giao thức ăn, dịch vụ thanh toán qua ví điện tử hợp tác với Moca. Go-Viet đang cố bắt nhịp Grab với các dịch vụ tương đồng và được cho rằng sẽ làm Go-Pay ở Việt Nam, nhưng vẫn chưa biết ứng dụng này sẽ triển khai bằng cách nào khi chưa có giấy phép trung gian thanh toán. Now từ gọi đồ ăn có thêm gọi xe, đi chợ, còn Zalo từ trò chuyện có thêm mua sắm, đọc báo, dịch vụ công trực tuyến. Be dù mới ra mắt cuối năm 2018 cũng đang ráo riết triển khai thêm dịch vụ giao nhận.

img

Siêu ứng dụng là hướng dịch chuyển tất yếu của các ứng dụng công nghệ.

Tuy nhiên, chỉ chạy đua để mở thêm ngày càng nhiều dịch vụ không còn là “át chủ bài”, mà các ứng dụng còn phải phụ thuộc vào nền tảng khách hàng, cách tiếp cận thông minh, đánh trúng tâm lý người dùng.

Phải khác biệt

Đơn cử Grab tiên phong mang khái niệm “siêu ứng dụng” vào Việt Nam, đã tạo nên một hệ sinh thái siêu ứng dụng đa dịch vụ vững chắc trên thị trường. Các dịch vụ mà “ông lớn" này triển khai đều đứng hàng đầu trong từng mảng thị trường như di chuyển, giao nhận và đặt món.

Tận dụng lợi thế sẵn có, Grab tiên phong đi trước các đối thủ còn lại, tạo nên sự khác biệt bằng một chiến thuật chưa ai làm. Nền tảng này tung ra dịch vụ gói hội viên, là hình thức mua trước mã ưu đãi cho các dịch vụ di chuyển, ăn uống và giao hàng để dùng trong cả tháng, qua đó có thể giúp người dùng tiết kiệm lên đến 50%. Các gói dịch vụ cũng được thiết kế đa dạng cho nhiều nhu cầu sử dụng như gói tổng hợp (GrabBike, GrabCar, GrabFood); gói di chuyển GrabBike, GrabCar; gói giao hàng GrabExpress. Việc mua và sử dụng các gói hội viên cũng trở nên liền mạch và nhanh chóng thông qua ví điện tử Moca. 

img

Dịch vụ gói hội viên vừa được Grab triển khai giúp người dùng tiết kiệm lên đến 50% 

“Trung bình mỗi ngày, tôi chi khoảng 50 - 80 nghìn đồng cho việc đặt xe máy, đặt đồ ăn qua các ứng dụng. Nếu phải đặt xe hơi trong một số dịp cần thiết thì khoản chi có thể lớn hơn. Trong khi đó, sau khi mua gói tổng hợp trong số các gói hội viên của Grab, tôi tốn chưa đến một triệu đồng cho cả một tháng sử dụng các dịch vụ này”, chị Thu Hằng (nhân viên kinh doanh một công ty bất động sản tại quận 3, TP.HCM) cho biết.

Có thể thấy, thói quen tiêu dùng của người Việt lại vừa dễ vừa khó chiều, họ rất dễ đón nhận cái mới nhưng cũng dễ chán. Vì vậy, những ưu đãi thường thấy chỉ là cách đưa họ đến với ứng dụng. Không ai muốn cài đặt quá nhiều ứng dụng trên một màn hình điện thoại. Người dùng sẽ ở lại với một ứng dụng nếu nó sở hữu đầy đủ các dịch vụ cơ bản cần thiết, chi phí tiết kiệm và hơn hết là tạo cho họ cảm giác được sử dụng ứng dụng một cách thông minh.

Cuộc chiến siêu ứng dụng giữa các “ông lớn” công nghệ

Trong khi Trung Quốc có WeChat thì Đông Nam Á có những cái tên như Grab và Go-Jek.