Lời khuyên của người phụ nữ quyết tập luyện và sống vui dù mắc ung thư vú
Tháng 10 là tháng cao điểm về phòng chống, tăng cường nhận thức về bệnh ung thư vú trên toàn thế giới. Trong đó ở Việt Nam, dự án Mạng lưới Ung thư vú Việt Nam – Breast Cancer Network Vietnam phát động Ngày hội nón hồng vào ngày 27/10. Nhân sự kiện này, nhiều người sẽ thấy được giá trị của tinh thần - lối sống - hành động để sức khỏe, vẻ đẹp được song hành.
Đang phải chiến đấu với căn bệnh ung thư vú nhưng chị Tuyết (hiện sinh sống tại Sài Gòn, thành viên của câu lạc bộ thể dục 30 phút dành cho nữ Curves) đã đề cao tác dụng tuyệt vời của việc tập luyện cũng như tinh thần lạc quan.
Từ thông điệp và lời khuyên của chị đều mang tính truyền cảm hứng cho nhiều người đang băn khoăn về việc nên hay không tập luyện khi mắc bệnh. Và nên có thái độ sống thế nào khi mang trong người căn bệnh ung thư quái ác.
Đoạn video chỉ ra những con số đầy ám ảnh về căn bệnh ung thư. Và chính từ trường hợp và lời khuyên của chị Tuyết, nhiều người sẽ tìm thấy tia sáng trong đường hầm tìm động lực đẩy lùi căn bệnh.
Bị ung thư nên nằm nghỉ ngơi hay tới phòng tập?
Nhiều người cho rằng khi mắc ung thư, cơ thể yếu không nên vận động mạnh, cần được nghỉ ngơi. Tuy nhiên quan điểm này lại sai lầm. Theo khoa học vận động tạo điều kiện đưa các tế bào miễn dịch đến nơi cư trú của các khối u, từ đó tế bào miễn dịch tấn công và kiểm soát khối u. Chuyên gia điều trị ung thư Elizabeth O’Donnell, chỉ ra: "Bệnh ung thư vú được cải thiện nhờ vận động. Những bệnh nhân ung thư vú có hoạt động thể chất 150 phút hàng tuần sẽ giảm 50% nguy cơ tử vong và tái phát u”.
Thể dục đóng vai trò tích cực trong việc ngăn ngừa, gây teo khối u và ngăn khối u mới phát triển. Nhưng bài tập nào hiệu quả với người bệnh ung thư. Năm 2018, ABC dẫn tin các chuyên gia ung thư tại Australia đưa ra lưu ý khi tập thể dục trong và sau khi điều trị ung thư. Bên cạnh đó họ cũng nhấn mạnh việc cần thiết đưa việc tập luyện vào quá trình điều trị ung thư. Các bác sĩ khuyên bệnh nhân nên kết hợp các bài tập tim mạch và thể lực để đẩy lùi căn bệnh này. Chế độ luyện tập 12 tuần do Bilek áp dụng cho bệnh nhân đã đưa ra kết luận bài tập tim mạch kết hợp dụng cụ như tạ đem lại hiệu quả cao.
Thể dục đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện chất lượng sống.
Những bằng chứng khoa học khác cũng cho thấy tác dụng lớn của tập thể dục đối với cải thiện bệnh ung thư. Đề án đăng trên tạp chí khoa học Journal of Clinical Oncology (thuộc Hiệp hội Nghiên cứu Ung thư của Hoa Kỳ) chỉ ra phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh khi rèn được thói quen tập mức độ trung bình đến bài tập cường độ mạnh, từ bỏ thói quen ngồi ì trệ đã giảm đáng kể nguy cơ mắc ung thư vú.
Theo nghiên cứu của tạp chí khoa học Breast Cancer Research, Hà Lan ngay cả những phụ nữ có gene di truyền ung thư vú cũng giảm được 25% nguy cơ mắc bệnh nhờ tập 20-30 phút với khoảng 5 lần một tuần cùng chế độ ăn và lối sống lành mạnh
Suy nghĩ tích cực ảnh hưởng đến ung thư như thế nào?
Những lời khuyên của chị Tuyết về thái độ sống và luyện tập hoàn toàn có cơ sở khoa học. Bên cạnh việc luyện tập thì tinh thần đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc cải thiện bệnh, hỗ trợ tốt hơn cho hoạt động thể chất.
Trong cuốn sách về năng lượng tinh thần của tác giả lừng danh David R.Hawkins (1927–2012) đã đề cập tần số rung động của ý thức hệ, thứ mà ông cho đó là căn nguyên của sự khỏe mạnh - hay bệnh tật. Theo đó, người suy nghĩ tiêu cực hay buồn rầu, nóng giận sẽ có mức rung động thấp. Trái lại những người có suy nghĩ lạc quan, yêu đời và sống bác ái, an nhiên tự tại, sẽ có mức rung động cao. Dựa trên quan điểm y học, Tiến sĩ Hawkins khẳng định suy nghĩ có sức mạnh tác động lớn đến sức khoẻ con người. Một sức khoẻ tốt tới từ suy nghĩ tích cực, lạc quan. Kể cả khi bạn đang mắc bệnh nan y, cũng có thể cải thiện được đáng kể nhờ vào suy nghĩ.
Tiến sĩ Hawkins chỉ ra, với sự lạc quan, mức rung động lên tới 310, sự vui vẻ thanh tịnh trong tâm hồn đưa mức rung động lên tới 540. Đối với con người có tâm trạng lo lắng sợ hãi, mức rung động chỉ 100 và tâm trạng buồn bã còn xuống thấp hơn, chỉ khoảng 75. Theo tác giả, khi rung động của ý thức xuống dưới 200, cơ thể bạn sẽ mắc và phát nhiều bệnh, chính từ tinh thần của bản thân.
Vì thế bên cạnh việc tập luyện tích cực khoảng 30 phút/ngày, cùng tinh thần lạc quan, hy vọng, yêu thương sẽ giúp người bệnh đẩy lùi bệnh ung thư.
Từ câu chuyện mang tính truyền cảm hứng của một phụ nữ mắc ung thư vú, bạn sẽ thấy chưa bao giờ là quá muộn để...