Từ ngày 19/9 đến 21/9, các chuyên gia và tổ chức giám sát chất lượng không khí đều có chung nhận định "Không khí tại TP.HCM đang báo động".
Ghi nhận thực tế vào sáng 22/9, nhận thấy bầu trời một màu trắng đục. Đường Võ Văn Kiệt (nối từ quận Bình Tân vào trung tâm quận 1) dưới dòng kênh Tàu Hũ sương mù bao sát mặt nước. Tầm nhìn khi di chuyển hạn chế.
Theo kết quả đo từ tự động giá trị chỉ số chất lượng không khí (AQI) tại Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP.HCM (quận 1), không khí gây hại đến sức khỏe bắt đầu từ lúc 11 giờ ngày 20-9 và dự kiến sẽ kéo dài thêm nhiều ngày. Chỉ số AQI liên tục trên 150.
Phóng viên Báo Người Lao Động gửi câu hỏi đến Trung tâm Quan trắc và phân tích môi trường (Sở TN-MT TP.HCM) không có hồi âm về kết quả không khí của TP trong những ngày qua.
Lý do, hiện nay các trạm quan trắc ở các giao lộ như: Ngã tư Hàng Xanh (quận Bình Thạnh), ngã tư An Sương (quận 12), ngã sáu Gò Vấp (quận Gò Vấp), vòng xoay Phú Lâm (quận 6), ngã tư Bình Phước (quận Thủ Đức), vòng xoay Mỹ Thủy (quận 2),… được ghi nhận dạng thủ công. Kết quả đo sẽ không mang tính tức thời.
Tuy nhiên theo đơn vị này, trong 10 năm qua chỉ số bụi đều vượt mức cho phép ở toàn bộ các trạm quan trắc. Trong đó có những điểm, mức độ đo cho thấy cao gấp 8-9 lần, như vậy người dân nếu không mang khẩu trang dễ dàng ảnh hưởng đến hô hấp.
Đường Võ Văn Kiệt, quận 6, TP.HCM lúc 14 giờ ngày 21/9.
Trung tâm quận 1, TP.HCM sáng 22/9.
Nhiều căn hộ cao tầng khi ngủ dậy cảm giác mệt mỏi khi bầu trời đặc quánh.
Không khí tại TP.HCM có dấu hiệu xấu đe dọa sức khỏe.
"Đừng nghĩ sương mù ở đô thị là tốt" Đó là lời cảnh báo của Thạc sĩ Lê Thị Xuân Lan, nguyên Phó phòng Dự báo Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ. Bà Lan cho hay hiện độ ẩm tăng cao, hơi nước bốc lên nhiều tạo ra sương mù. Tuy nhiên, do TP.HCM đón nhận lượng chất thải rất lớn nên từ đó không ai dám chắc sương mù hay là mù khô. Tốt nhất người dân mang kính và khẩu trang khi đi lại. |