Trong Chiến tranh Afghanistan, phiến quân Mujahideen là một lực lượng bán vũ trang đã được Mỹ hậu thuẫn để chống lại người Liên Xô. Nguồn ảnh: ATI.
Và cũng chính phiến quân Mujahideen còn được xem là tiền thân của mọi tổ chức khủng bố hiện đại ngày nay. Nguồn ảnh: ATI.
Ban đầu, phiến quân Mujahideen chỉ được CIA xây dựng với quy mô nhỏ. Tuy nhiên sau hơn 9 năm chiến tranh Liên Xô - Afghanistan diễn ra, tổ chức này ngày càng lớn hơn. Nguồn ảnh: ATI.
Osama Bin Laden - một trong nhiều thủ lĩnh của Mujahideen cũng là người được Mỹ dựng lên. Điều trớ trêu là sau này, chính Mỹ đã phải rất vất vả mới tiêu diệt được y. Nguồn ảnh: ATI.
Mặc dù Quân đội Liên Xô đưa tới Afghanistan gần như mọi loại vũ khí hiện đại của họ, thế nhưng chừng đó cũng chưa đủ để giúp Moscow có thể nắm quyền kiểm soát hoàn Kabul. Nguồn ảnh: ATI.
Trong khi đó khủng bố Mujahideen được trang bị vũ khí hạng nặng, được chuyển tới tổ chức này nhờ các công ty ma của CIA lập nên làm công việc chủ yếu là buôn lậu vũ khí. Nguồn ảnh: ATI.
Vũ khí và trang bị cá nhân của các thành viên tổ chức khủng bố Mujahideen. Có thể dễ dàng nhận ra khẩu súng trường Lee-Enfield của Anh từ chiến tranh Thế giới thứ hai vẫn được binh lính tổ chức này sử dụng. Nguồn ảnh: ATI.
Đặc nhiệm Liên Xô ở chiến trường Afghanistan được trang bị tới tận răng. Nguồn ảnh: ATI.
Pháo kéo của Liên Xô bị phía Mujahideen thu giữ. Nguồn ảnh: ATI.
Xe thiết giáp chở quân BTR của quân đội Liên Xô trên chiến trường Afghanistan. Nguồn ảnh: ATI.
Đặc nhiệm Liên Xô tuần tra ở Afghanistan với vũ khí chủ yếu bao gồm súng AK-47 và súng phóng lựu chống tăng. Nguồn ảnh: ATI.
Bắt giữ và thẩm vấn một phần tử khủng bố thuộc Mujahideen. Nguồn ảnh: ATI.
Những "chiến binh" Mujahideen bị thương khi giao tranh với Liên Xô được... đưa sang Mỹ chữa trị. Nguồn ảnh: ATI.
Phần nhiều trong số chúng đều là lãnh đạo cấp cao của Mujahideen - những nhân tố then chốt xây dựng nên chủ nghĩa khủng bố ngày nay, và quay trở lại chống Mỹ bằng những đòn khủng bố dã man. Nguồn ảnh: ATI.
Thành viên của Mujahideen bị thương khi chiến đấu với Liên Xô được lên sóng truyền hình quốc gia Mỹ. Nguồn ảnh: ATI.