Vụ án "Buôn lậu" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ kỹ thuật Nhật Cường được Bộ Công an xác định Bùi Quang Huy (45 tuổi, Tổng giám đốc Công ty Nhật Cường) là chủ mưu, cầm đầu cùng các đồng phạm thực hiện hành vi phạm tội buôn lậu có tổ chức, xuyên quốc gia vẫn chưa hết “nóng” nhưng thị trường điện thoại xách tay không hoá đơn vẫn được “chào bán” rầm rộ công khai mà vẫn chưa thấy cơ quan chức năng xử lý mạnh tay.
Điện thoại xách tay được chào bán rầm rộ.
Điện thoại xách tay "nở rộ"
Hành khách chỉ cần gõ “điện thoại xách tay” lên thanh tìm kiếm của Google ngay lập tức sẽ tìm kiếm được khoảng 34.500.000 kết quả trong 0,55 giây chào bán đủ loại điện thoại cao cấp rất đa dạng như: Iphone, Sam Sung, Oppo… Trong đó, những website chào bán công khai điện thoại xách tay hiện ra hàng loạt các địa chỉ của những “Đầu xỏ” hàng xách lớn như: Bảo Tuyết mobile, Hoàng Hà mobile, Xt mobile.. và nhiều cửa hàng khác đang kinh doanh mảng này.
Theo tìm hiểu của PV Dân Việt, trên trang web của các cửa hàng điện thoại, điện thoại xách tay được định nghĩa là những thiết bị được “thương gia” mua ở cửa hàng Official Shop chính hãng tại nước ngoài, và mang về Việt Nam bán để “hưởng” chênh lệch giữa thiết bị xách tay này so với các thiết bị chính hãng.
Khách hàng dễ dàng tìm mua điện thoại xách tay thông qua Google.com. (Ảnh: Chụp màn hình)
Đáng chú ý, điện thoại xách tay không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo các quy định của pháp luật khi về Việt Nam có dấu hiệu trốn thuế nên có giá rất rẻ so với hàng chính hang được phân phối tại Việt Nam. Ngoài ra, chất lượng và việc bảo hành sản phẩm không được hưởng các chế độ bảo hành do nhà sản xuất cung cấp.
Mặc dù, khi mua điện thoại xách tay tiền ẩn rủi ro cao, nhưng nhiều người vẫn tìm đến các của hàng như: Bảo Tuyết mobile, Hoàng Hà mobile, Xt mobile.. để mua bởi giá của những chiếc điện thoại này rẻ hơn rất nhiều so với giá thực tế của nhà sản xuất.
Chính vì giá rẻ mà các của hang bán hang xách tay đã “đánh” vào tâm lý của người tiêu dùng để kinh doanh mặt hàng này. Mặt hàng này vì thế đang dần thay thế điện thoại chính hãng trở thành lựa chọn yêu thích của nhiều người khi muốn sắm cho mình một chiếc “dế” xịn.
Theo ghi nhận của PV Dân Việt, trên thị trường giá iphone Xs 64GB chính hãng được chào bán trên FPT shop có giá là 26.990.000 đồng, trong khi đó bản iphone Xs 64GB xách tay được chào bán với giá chỉ 19.250.000 đồng, chênh lệch tới tận gần 7 triệu đồng, ngoài ra những chiếc điện thoại Sam sung Galaxy Note 10 và Note 10 Plus cũng có giá bán xách tay rẻ hơn rất nhiều.
Cơ quan chức năng ở đâu?
Ngoài ra, với hàng chính hãng, lựa chọn duy nhất là một chiếc máy mới nguyên mà người ta hay gọi là “brandnew”. Nhưng với điện thoại xách tay, chiếc máy đó có thể là một chiếc “likenew” 99% đã qua sử dụng hoặc “brandnew” nhưng đã “ acitive” (đối với iphone), và giá cả của chúng cũng “nhẹ” hơn nhiều so với hàng chính hãng.
Điện thoại Sam sung xách tay có rẻ hơn nhiều so với hàng chính hãng của nhà sản xuất.
Lấy được tâm lý của người dùng về giá rẻ cả về chính sách mua bán, và đa dạng sản phẩm. Thị trường điện thoại xách tay ngày càng phát triển, vượt mức kiểm soát của cơ quan quản lý. Chưa bao giờ, điện thoại xách tay lại thịnh hành với độ “thật, giả” lẫn lộn đến tay người tiêu dùng như hiện nay.
Những sản phẩm xách tay không đóng thuế được các cửa hang đưa ra lời chào bán là sản phẩm đã qua sử dụng; hàng chưa sử dụng nhưng bị lỗi, hãng sản xuất thu hồi và bán lại với giá rẻ hay hàng hết thời gian trưng bày được đóng hộp và bán trên thị trường với giá hàng bị lỗi mà các nhân viên bán hàng tư vấn.
Khách hàng khi mua máy không am hiểu nhiều về công nghệ, nên lúc test máy khó có thể phân biệt được hàng nhái loại 1, có thể mua nhầm máy cũ được “mông má” bên ngoài và cho vào hộp phụ kiện mới, những sản phẩm này được “giới chuyên môn” gọi là hàng dựng. Hoặc mua phải điện thoại xách tay được thay vỏ, bo mạch và linh kiện trước khi nhập về Việt Nam.
Đi kèm với những rủi ro về chất lượng máy khi mua điện thoại xách tay, khách hàng cũng có thể sẽ không nhận được sự hỗ trợ trực tiếp từ hãng như những chiếc máy được mua chính hãng. Chẳng hạn như người mua Iphone thường có chính sách đổi mới pin hoặc sạc miễn phí cho người mua hàng nếu bị lỗi sau một thời gian sử dụng.
Đặc biệt, các cửa hàng bán điện thoại xách tay đang có xu hướng “nở rộ” phát triển “phình to” mà chưa thấy bóng dáng của các cơ quan quản lý nhà nước như Quản lý thị trường hay Hải Quan phát hiện.
Theo đánh giá của Bộ Tài chính, công tác quản lý hàng xách tay hiện đang gặp nhiều khó khăn như hành khách không khai báo đầy đủ, chính xác số lượng, giá trị hàng hóa để gian lận và trốn thuế. Đáng chú ý, ngày 30/3/2018 Văn phòng Chính phủ ban hành Công văn số 2922/VPCP-V.I truyền đạt chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phú Trương Hòa Bình – Trưởng ban chỉ đạo Quốc gia 389 với Bộ Tài Chính, Bộ Công Thương, Y Tế, Công an, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc tăng cường quản lý hàng hóa là hành lý, quà biếu, quà tặng từ nước ngoài vào Việt Nam. Điện thoại xách tay không chỉ gây thất thoát thuế cho nhà nước mà còn tiềm ẩn quá nhiều rủi ro cho khách hàng không chỉ về chất lượng, mà còn về các vấn đề liên quan đến tài chính, ảnh hưởng không ít đến cuộc sộng của người tiêu dùng. Dân Việt sẽ phản ánh thêm về vấn đề này. |