Ông chủ của vườn mai quý là anh Phan Hoàng (Đông Triều, Quảng Ninh). Vườn mai cổ thụ của anh Hoàng được giới chơi cây đánh giá là vườn mai độc đáo, quy tụ nhiều “cụ” mai có giá trị của núi rừng Yên Tử.
Anh Hoàng cho biết, vườn mai vàng Yên Tử có khoảng 200 cây từ nhỏ đến lớn, đa số đều là cây cổ thụ nhiều năm tuổi được anh sưu tầm trong gần 10 năm
Giống mai Yên Tử rất quý hiếm, đây là “đặc sản” của núi rừng Yên Tử mà không một nơi nào có được.
Cũng theo anh Hoàng, toàn bộ cây mai trong vườn được khai thác trong rừng sâu, trên núi cao và hợp pháp.
“Tôi muốn nhân giống, giữ gìn loài mai quý này bởi đây là giống mai do Phật hoàng Trần Nhân Tông phát hiện nên cây có giá trị về tâm linh. Mỗi dịp Tết đến hoa nở rộ rất đẹp”, anh Hoàng chia sẻ
Trong gần 200 cây mai cổ thụ, không cây nào giống cây nào, mỗi cây một dáng và hoa khác nhau.
Có nhiều cây tuổi đời lên đến hàng trăm năm tuổi, nhiều “cụ” mai có bệ rễ rất lớn.
Một cây mai cổ thụ đang trong quá trình nuôi dưỡng, hoàn thiện được anh Hoàng đặt tên là “Thần Kim Quy dâng kiếm báu” bởi dáng cây nhìn giống như cụ rùa ở Hồ Gươm.
Một tác phẩm có tên “Lạc đà Việt Nam”.
Cây mai vàng cổ thụ có tên “Long trầu”
Bộ rễ của cây to, uốn lượn như mình con rồng
Mỗi cây đều được anh Hoàng chăm chút và đặt cho một cái tên giống với hình dáng của cây
Trong vườn của anh Hoàng còn có những cây mai vàng Yên Tử đột biết rất có giá trị. Thường những cây đột biết hoa rất đẹp, nhiều chùm, cánh hoa dày hơn…
Cây mai vàng cổ thụ lớn nhất trong vườn có chu vi vanh gốc lên đến 190cm
Chỉ tay về cây mai vàng cổ thụ, trên ngọn có 9 mầm xanh anh Hoàng nói, cây có tên “Nhất trụ cửu đỉnh”
Một tác phẩm có hình dáng kỳ dị có tên “Quái thú”
Vườn mai cổ thụ của anh Hoàng không được nhiều người biết đến bởi theo anh, đây là những cây mai quý, chỉ những người đặc biệt anh mới cho chiêm ngưỡng.
Là một người yêu quý loài hoa đặc trưng của núi rừng Yên Tử, anh Hoàng muốn nhân giống, giữ gìn những cây mai quý, đột biến để những thế hệ sau được chiêm ngưỡng