Cảnh trục vớt StuG III của phát xít Đức
Ngày 23/11/1943, một tàu chở hàng của phát xít Đức phát nổ và nhanh chóng mang theo 12 khẩu StuG III, 2 khu trục hạm Jagdpanzer chìm xuống Biển Đen, ngoài khơi bờ biển Crimea. Con tàu vỡ làm đôi và 44 thủy thủ đoàn thiệt mạng.
Khẩu StuG III được vớt lên từ đáy biển Crimea sau 76 năm
76 năm sau, quân đội Nga đã mất 3 tháng để trục với một khẩu StuG III khỏi đáy biển và sẽ phục hồi nó. Hạm đội Biển Đen của Nga đã đảm nhận nhiệm vụ trục vớt sau khi các thợ lặn của Hải quân hỗ trợ gỡ mìn và thủy lôi chưa nổ xung quanh xác tàu đắm Santa Fe của Đức. Số lượng đạn chưa nổ nằm rải rác trong khu vực rộng tới 300m2. Khẩu StuG III thứ 2 sẽ được vớt lên từ đáy biển Crimea vào năm tới.
Tàu chở hàng của Đức nằm dưới đáy biển Đen.
Lớp giáp dày của xe tăng được bảo quản tốt, trong khi bảng điều khiển đã vỡ nát.
StuG III được coi là một trong những pháo chống tăng tự hành nổi bật nhất trong Thế chiến II. Được phát triển trên khung gầm xe tăng Panzer III, StuG III đã tràn ngập trên các mặt trận của châu Âu với hơn 10.000 chiếc được sản xuất, trở thành loại xe thiết giáp được phát xít Đức chế tạo nhiều nhất trong lịch sử, theo War History.
Một khẩu StuG III
Từ ý tưởng "pháo binh tiến công" (Sturmartillerie) do tướng Erich von Manstein đề ra từ Thế chiến I, các kỹ sư Đức phát triển một loại vũ khí chống tăng có thể di chuyển theo đội hình bộ binh. Kết quả là StuG III ra đời, đảm nhận vai trò pháo chống tăng tự hành có thể phá hủy những xe tăng mạnh nhất của Liên Xô trong giai đoạn 1941-1943.