Dân Việt

Ai là thiên tài nói láo khiến cả nước Anh tin sái cổ?

T.B 09/10/2019 16:33 GMT+7
Trò bịp bợm của Psalmanazar chỉ kết thúc vào năm 1706 khi “thiên tài nói láo” đã cảm thấy quá mệt mỏi với vở kịch của mình và tiết lộ bộ mặt thật của mình là một người châu Âu chính hiệu.

img

George Psalmanazar (1679-1763) được một số sử gia mệnh dnh là kẻ nói dối tài năng nhất trong lịch sử. Thiên tài nói láo này đã “xỏ mũi” cả nước Anh trong một thời gian dài với những câu chuyện hoang đường vô cùng hấp dẫn.

img

Dù cỏ vẻ bề ngoài rất giống người châu Âu, George Psalmanazar tự nhận mình từng là người đến từ hòn đảo Formosan ở châu Á – vùng đất khi đó còn rất bí ẩn với người châu Âu - và lần đầu tiên đặt chân đến châu Âu.

img

Để thuyết phục người dân tin mình, Psalmanazar thường nói một thứ tiếng kỳ lạ, mặc những bộ trang phục chẳng giống ai và thực hành những nghi thức đầy màu sắc huyển bí mà chẳng ai hiểu nổi ý nghĩa.

img

Psalmanazar đã kể lại rất tỉ mỉ về phong tục kỳ lạ ở đảo Formosan. Thậm chí ông này còn viết một cuốn sách mang tên “Mô tả về Lịch sử và Địa lý đảo Formosan”.

img

Theo cuốn sách, những người đàn ông trên đảo thường không mặc quần áo, chỉ dùng một chiếc đai để che "của quý" và món ăn yêu thích của họ là rắn, được bắt bằng cách dùng gậy.

img

Với danh tiếng gây dựng được, Psalmanazar đã đi nhiều nơi để thuyết trình về lịch sử và ngôn ngữ của vùng đất kỳ lạ do chính ông bịa ra, thậm chí còn dịch các tác phẩm văn học không hề có thực về vùng đất hư cấu ấy.

img

Trước những ý kiến hoài nghi về ngoại hình giống người châu Âu của mình, Psalmanazar quả quyết rằng mọi người trong giới quý tộc ở Formosan đều có làn da nhợt nhạt vì họ sống trong những ngôi nhà nằm sâu trong lòng đất.

img

Trò bịp bợm của Psalmanazar chỉ kết thúc vào năm 1706 khi “thiên tài nói láo” đã cảm thấy quá mệt mỏi với vở kịch của mình và tiết lộ bộ mặt thật của mình là một người châu Âu chính hiệu.

img

Dù vậy, Psalmanazar đã không bị xã hội Anh lên án hay nhận bất cứ sự trừng phạt nào. Sau đó, ông trở thành một nhà thần học và kết giao với nhiều trí thức có tiếng của nước Anh thế kỷ 18.