Dân Việt

Tam Quốc Diễn Nghĩa: Ai là mưu sĩ được đánh giá quá cao so với thực tế?

Hoa Vũ 12/10/2019 10:34 GMT+7
Từ Thứ là một nhân vật được đánh giá quá cao trong Tam Quốc Diễn Nghĩa. Ông thân là một mưu sĩ nhưng lại không cống hiến được bất kỳ một kế sách nào.

img

Từ Thứ đã được đánh giá quá cao trong Tam Quốc Diễn Nghĩa.

Từ Thứ là một trong những mưu sĩ để lại nhiều nuối tiếc nhất trong Tam Quốc Diễn Nghĩa. Ông là quân sư đầu tiên của Lưu Bị, khi còn chưa đóng góp được nhiều cho sự nghiệp phục hưng Hán Thất, thì đã bị Tào Tháo dùng kế chiêu hàng.

Tào Tháo dùng mẫu thân của Từ Thứ để ép ông phải phò tá cho mình. Dù nhìn rõ âm mưu của Tào Tháo, Từ Thứ vì tròn đạo hiếu vẫn quyết tâm rời bỏ Lưu Bị theo Tào. Tuy nhiên, mẫu thân của Từ Thứ là người cương liệt, bà thà lựa chọn cái chết chứ không muốn con trai mình "bỏ sáng theo tối". Những năm tháng về sau, Từ Thứ "thân tại Tào doanh, tâm ở Hán Thất", ông nhất quyết không cống hiến một kế sách gì cho Tào Tháo.

img

Tào Tháo đã lợi dụng sự hiếu thuận của Từ Thứ để dụ ông gia nhập Tào doanh.

Vì sao nói Từ Thứ là một mưu sĩ được đánh giá quá cao trong Tam Quốc Diễn Nghĩa?

Từ Thứ không hề có liệt truyện riêng trong Tam Quốc Chí, nhưng những lời truyền miệng về ông không thua kếm bất cứ một mưu sĩ nào. Bởi dù gì ông cũng đã làm được hai việc hết sức quan trọng. Một là tiến cử Gia Cát Lượng cho Lưu Bị, nhờ vậy mà Lưu Bị mới có thể lập Thục xưng Đế sau này. Hai là vì tròn đạo hiếu mà từ bỏ sự nghiệp, sau đã trở thành biểu tượng đại diện cho truyền thống hiếu đạo của Nho giáo.

Từ sau khi bỏ Lưu theo Tào, Từ Thứ không có một thành tích nào nổi bật khác. Nhiều người nói rằng ông không giúp Tào là vì giữ trọn tín nghĩa với Lưu Bị, xứng đáng được tán dương. Thế nhưng khi đến thời của Tào Phi, Từ Thứ thăng quan tiến chức rất nhanh chóng, ông được thăng làm Tả trung lang tướng, Ngự sử trung thừa, đây đều là các chức vị quan trọng.

img

Từ Thứ thân tại Tào danh, tâm ở Hán Thất.

Vậy thì tại sao khi còn ở dưới chướng Tào Tháo, Từ Thứ lại không có động tĩnh gì?

Lý do thứ nhất cũng chính là vì cái chết cũa mẫu thân ông. Từ Thứ chấp nhận quy Tào là vì nhận được bức thư với nét chữ của mẹ mình, nhưng khi 2 người gặp nhau nói chuyện mới biết bức thư đó hoàn toàn là do Tào Tháo ngụy tạo ra.

Thấy con trai mình bị rơi vào tay giặc, mẫu thân của Từ Thứ trong lòng cảm thấy tức giận và day dứt, vì vậy mà bà quyết định tự vẫn. Từ Thứ vì chữ "hiếu" mà đến, nay cái chết của mẫu thân lại liên quan trực tiếp đến Tào Tháo, nhưng Từ Thứ chỉ là một mưu sĩ, không có cách nào báo thù giết mẹ, chỉ có thể thể hiện sự bất mãn của mình, nhất quyết không hiến một kế sách gì cho Tào Tháo.

Thứ hai, Tào Tháo với tính đa nghi và thận trọng của mình chắc chắn sẽ không còn tin tưởng Từ Thứ. Tào Tháo thừa thông minh để hiểu rằng Từ Thứ coi ông là kẻ thù giết mẹ. Từ Thứ không thể dùng cương thì chắc chắn sẽ tìm cơ hội dùng mưu để báo thù.

Cuối cùng là do năng lực của Từ Thứ không đủ. Trong lịch sử không lưu lại bất cứ một sự tích quân sự nào về Từ Thứ, thế nên lý do này dù chỉ là suy đoán nhưng không phải không có căn cứ. Tào Tháo là một người giỏi nhìn người dùng người, dưới chướng của ông có không ít nhân tài kiệt xuất, đến cả Tư Mã Ý dưới thời của Tào Tháo còn không có đất thể hiện tài năng huống chi là Từ Thứ

Từ Thứ có thể kết giao bằng hữu với Gia Cát Lượng, chứng tỏ ông không phải là một thất phu. Chỉ tiếc tài năng của ông ra sao, đến giờ vẫn chưa thể kiểm chứng. Là một mưu sĩ thời loạn thế tranh hùng, chưa lập được bất cứ chiến tích to lớn nào thì không có gì lạ khi mọi người nói rằng ông đã được đánh giá quá cao.