Nền kinh tế toàn cầu đang bị đè nặng bởi những căng thẳng đã cản trở thương mại quốc tế và gây gia tăng bất ổn. Dự kiến sẽ tăng trưởng chậm hơn trong nửa thập kỷ tới tại một loạt các nền kinh tế.
Tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc dự kiến sẽ tiếp tục chậm lại, và sẽ tạo động lực ít hơn cho tăng trưởng GDP toàn cầu trong thời gian tới. Tỷ lệ tăng trưởng GDP toàn cầu của Trung Quốc dự kiến sẽ giảm từ 32,7% trong năm 2018-2019 xuống còn 28,3% vào năm 2024 - giảm 4,4 điểm phần trăm tương đối – nhưng vẫn giữ vị trí có tầm ảnh hưởng nhất đối với nền kinh tế thế giới.
Trong khi đó, tăng trưởng toàn cầu dự kiến sẽ yếu hơn, giảm xuống 3% trong năm nay và chậm nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009. Điều này sẽ ảnh hưởng đến 90% thế giới, theo ước tính được công bố trong tuần này của Quỹ Tiền tệ Quốc tế.
Vậy nền kinh tế nào sẽ là nhân tố chủ chốt hiện nay và tăng trưởng toàn cầu sẽ đến từ đâu sau 5 năm nữa? Bloomberg đã sử dụng các dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, được điều chỉnh theo ngang giá sức mua, để xác định các động cơ tăng trưởng này.
Tỷ lệ đóng góp nhiều nhất vào tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2019 của 20 quốc gia (Nguồn: Bloomberg)
Hoa Kỳ, mặc dù vẫn sẽ đóng góp một phần khá lớn vào tăng trưởng thế giới, nhưng dự kiến sẽ rơi xuống vị trí thứ ba, sau Ấn Độ. Tỷ lệ tăng trưởng toàn cầu của Mỹ dự kiến sẽ giảm từ 13,8% xuống còn 9,2% vào năm 2024, trong khi thị phần của Ấn Độ dự kiến sẽ tăng lên 15,5% và làm lu mờ Hoa Kỳ trong giai đoạn 5 năm này.
Indonesia sẽ vẫn ở vị trí thứ tư vì nền kinh tế của nước này dự kiến sẽ có thị phần tăng trưởng 3,7% vào năm 2024, một mức điều chỉnh giảm nhẹ so với 3,9% trong năm 2019.
Vương quốc Anh sẽ suy yếu và ít ảnh hưởng tới thế giới hơn trong bối cảnh Brexit, khi nền kinh tế của nước này giảm từ vị trí thứ chín trong đóng góp vào tăng trưởng thế giới vào năm 2019, xuống thứ 13 trong năm 2014.
Việt Nam không còn xuất hiện trong số các nước đóng góp nhiều nhất vào tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong 5 năm tới (nguồn: Bloomberg)
Mặc dù tăng trưởng GDP thế giới phụ thuộc vào Nga hiện ở mức 2% và dự kiến sẽ vẫn duy trì mức này sau 5 năm nữa, nhưng nước này có thể sẽ thay thế Nhật Bản để trở thành nước đóng góp tăng trưởng toàn cầu thứ năm. Nhật Bản sẽ rơi xuống vị trí thứ chín vào năm 2024. Brazil dự kiến sẽ tăng từ vị trí thứ 11 lên vị trí thứ 6. Tỷ lệ tăng trưởng của Đức dự kiến sẽ duy trì ở mức 1,6% và thứ 7 trong danh sách.
IMF cho biết động cơ tăng trưởng mới trong số 20 quốc gia hàng đầu trong 5 năm tới sẽ bao gồm Thổ Nhĩ Kỳ, Mexico, Pakistan và Ả Rập Saudi. Trong khi đó, Tây Ban Nha, Ba Lan, Canada và Việt Nam bị tụt thứ hạng và nằm ngoài top 20.
Người mua sắm và nhà đầu tư của Trung Quốc đã mất đi cảm giác thèm muốn mua vàng.