Bình Thuận được đầu tư nhiều dự án nghìn tỷ
Tỉnh Bình Thuận được xác định là một trong những địa bàn trọng điểm phát triển du lịch của cả nước và hình thành trung tâm du lịch thể thao biển mang tầm quốc gia và quốc tế, với bờ biển dài 192 km, Bình Thuận có nhiều bãi tắm đẹp, đồi cát trắng hoang sơ và khí hậu trong lành, theo Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Mũi Né, tỉnh Bình Thuận đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Tại hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Thuận 2019 vừa diễn ra tháng 9, ông Nguyễn Ngọc Hai – Chủ Tịch UBND Tỉnh cho biết Bình Thuận sẽ ưu tiên kêu gọi đầu tư các dự án hạ tầng phục vụ phát triển trung tâm du lịch – thể thao biển mang tầm quốc gia; xây dựng gắn kết giữa quy hoạch phát triển du lịch và phát triển đô thị biển, hạ tầng đô thị kết hợp du lịch; phát triển thương hiệu du lịch “Hàm Tiến - Mũi Né” là điểm đến ưa chuộng của nhiều du khách quốc tế.
Để đạt được những mục tiêu đó, bên cạnh phát huy những tiềm năng thiên nhiên sẵn có, Bình Thuận đang được đầu tư xây dựng nhiều dự án nghìn tỷ, nâng tầm cơ sở hạ tầng nội tỉnh, thúc đẩy phát triển giao thông và du lịch.
Đường cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết dự kiến được khởi công sớm vào cuối năm 2019
Dự kiến dự án đường cao tốc Bắc – Nam phía đông sẽ được đưa vào vận hành trong giai đoạn 2020-2021. Tỉnh Bình Thuận có ba tuyến cao tốc bao gồm: Dầu Giây – Phan Thiết, Phan Thiết – Vĩnh Hảo và Vĩnh Hảo – Cam Lâm sẽ sớm được giao mặt bằng và khởi công sớm vào cuối năm 2019.Dự án cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết có chiều dài khoảng 99km, với tổng vốn đầu tư gần 15.000 tỉ đồng.
Bên cạnh đó, dự án Cảng hàng không Phan Thiết được Chính phủ xác định là sân bay quân sự - dân dụng kết hợp. Sân bay được xây dựng trên tổng diện tích 543 ha, với vốn đầu tư lên đến hơn 10.000 tỉ đồng. Sân bay Phan Thiết hiện đã được chấp thuận nâng từ cấp 4C lên cấp 4E, kéo dài đường cất hạ cánh từ 2.400m lên 3.050m, đưa dự án trở thành là cảng hàng không quốc nội cấp 4E với vai trò là sân bay dùng chung dân dụng và quân sự. Sân bay có công suất thiết kế 2 triệu hành khách/năm.
Phối cảnh Cảng hàng không Phan Thiết
Theo các chuyên gia bất động sản, khi những dự án hạ tầng quan trọng trên đi vào khai thác thì lượng du khách đổ về Bình Thuận sẽ tăng cao, tạo đòn bẩy để phát triển các dự án BĐS nghỉ dưỡng, nâng tầm BĐS tại tỉnh và các khu vực vùng ven.
Đòn bẩy cho BĐS nghỉ dưỡng
Thời điểm cuối năm 2019 và đầu năm 2020 sẽ là thời điểm thích hợp để BĐS nghỉ dưỡng bứt phá, đặc biệt ở các thị trường mới như Phan Thiết (Bình Thuận), Bình Châu (Vũng Tàu), Lâm Đồng, Phan Rang.... Những làn sóng đầu tư mạnh mẽ cùng nhiều dự án BĐS nghìn tỷ dự kiến sẽ xuất hiện tại đây, hứa hẹn biến Mũi Né thành một trong những thiên đường nghỉ dưỡng tại biển hàng đầu trên thế giới.
Toàn cảnh dự án Apec Mandala Wyndham Mũi Né
Trong số những "ông lớn" đang ráo riết tạo lập thị trường ở Phan Thiết phải kể tới Apec Group với dự án Apec Mandala Wyndham Mũi Né – một trong 10 khách sạn có số lượng phòng lớn nhất thế giới (khoảng 3.000 phòng).
Apec Mandala Wyndham Mũi Né là dự án condotel tiên phong dẫn dắt thị trường nghỉ dưỡng Bình Thuận theo một con đường mới – hiện đại hơn với du khách và thu hút hơn với các nhà đầu tư.
Lợi thế của dự án là nằm ở vị trí trung tâm trên con đường DT716 – được mệnh danh là con đường bờ biển đẹp nhất tại Mũi Né, dễ dàng di chuyển tới các thành phố như Phan Thiết, Hồ Chí Minh và các địa điểm du lịch nổi tiếng tại Bình Thuận.