Hổ mang bạch tạng là loài rắn kịch độc, giá lên tới hàng trăm triệu đồng mỗi con.
Theo các nhà khoa học, hổ mang bạch tạng do thiếu sắc tố, rất hiếm gặp.
Chúng hoàn toàn khỏe mạnh, sở hữu chất kịch độc có thể giết chết con mồi và các loài động vật lớn một cách nhanh chóng.
Theo sách “Tình trạng phân loại của rắn hổ mang thuộc chi Naja”, rắn hổ mang được xếp vào chi Naja với khoảng 32 loài đã được phát hiện.
Rắn hổ mang chủ yếu phân bố ở châu Á và một số vùng ở châu Phi, không phải là rắn bản địa của các châu lục khác như châu Âu, châu Mỹ, châu Đại Dương.
Hổ mang chúa là loài rắn hổ lớn nhất thế giới, được ghi nhận dài tới 7 m, nặng 35 kg. Hổ mang chúa thuộc chi Ophiophagus.
Theo các nhà khoa học, thức ăn của rắn hổ mang chúa chủ yếu là loài rắn khác, bao gồm những loài rắn có độc và không có độc. Nó gần như không ăn các loài động vật gặm nhấm, cóc, nhái, trừ khi quá đói.
Theo BBC, người Vadi ở Ấn Độ nổi tiếng thế giới bởi kỹ năng nuôi và thuần phục rắn hổ mang. Những con rắn độc là nỗi kinh hoàng của nhiều người, trở nên hiền lành, biết nghe lời khi sống chung với người dân của bộ tộc này. Để làm cho những con rắn hổ mang hung dữ nghe lời, người Vadi sử dụng kỹ thuật thôi miên bằng những tiếng kèn. Khi bị thôi miên, rắn hổ mang sẽ dựng đứng, phồng má, lắc lư theo nhạc điệu của “nghệ sĩ”.
Trong khi đó, rắn hổ mang chúa (hay còn được gọi là rắn hổ mây) phân bố nhiều nơi trên đất nước ta. 3 địa danh được cho là có nhiều rắn hổ mây lớn sinh sống gồm vùng Bảy Núi (An Giang), đảo Phú Quốc (Kiên Giang) và vườn quốc gia U Minh Hạ. Tại 3 địa điểm này, người ta từng bắt được những con rắn hổ mang chúa nặng hàng chục kg.
Clip: Cận cảnh loài rắn hổ mang trắng bạch tạng cực kỳ quý hiếm, giá hàng trăm triệu đồng/con