Cũng theo Tổng cục, hiện đào tạo lái xe đang có tình trạng cạnh tranh giá đào tạo, trong khi chưa có kiểm tra, giám sát. Công tác đào tạo cũng như sát hạch lái xe ôtô chất lượng đã được nâng lên, tuy nhiên ở một số cơ sở đào tạo, sát hạch, việc giám sát chưa chặt chẽ.
Tại Khoản 5 Điều 1 Nghị định 138/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 65/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ôtô và dịch vụ sát hạch lái xe, có quy định tiêu chuẩn đối với giáo viên dạy thực hành lái xe ôtô được quy định như sau: Tiêu chuẩn chung: Giáo viên dạy lái xe phải đáp ứng tiêu chuẩn đối với nhà giáo dạy trình độ sơ cấp theo quy định của pháp luật.
Các học viên chuẩn bị thi thực hành sát hạch GPLX. (Ảnh: Thế Anh)
Giáo viên dạy thực hành lái xe đáp ứng các tiêu chuẩn sau: Có giấy phép lái xe hạng tương ứng hoặc cao hơn hạng xe đào tạo, nhưng không thấp hơn hạng B2; giáo viên dạy các hạng B1, B2 phải có giấy phép lái xe đủ thời gian từ 3 năm trở lên, kể từ ngày trúng tuyển; giáo viên dạy các hạng C, D, E và F phải có giấy phép lái xe đủ thời gian từ 5 năm trở lên kể từ ngày trúng tuyển; đã qua tập huấn về nghiệp vụ dạy thực hành lái xe theo chương trình do cơ quan có thẩm quyền ban hành và được cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe theo mẫu quy định tại phụ lục VI ban hành kèm theo nghị định này.
Từng nhìn nhận về lỗ hổng trong việc đào tạo, sát hạch GPLX, ông Khuất Việt Hùng - Phó Chủ tịch Ủy ban ATGT quốc gia nhấn mạnh rằng: “Phải siết chặt chương trình đào tạo, quản lý chặt học viên, chấm dứt tình trạng “năm anh em trên một chiếc xe tăng”. Trong chương trình đào tạo lái xe phải bổ sung chương trình đào tạo về các tình huống và kỹ năng nhận diện tình huống, kể cả đối với giáo viên”.
Theo ông Lương Duyên Thống - Vụ trưởng Vụ Phương tiện và Người lái (Tổng cục Đường bộ Việt Nam), với điều kiện giao thông Việt Nam hiện nay, cộng với ý thức an toàn cho bản thân của nhiều người còn kém, chưa thể làm được việc này. Người học chưa ý thức học an toàn cho bản thân, không học cũng muốn có bằng. Thực tế, nhiều học viên chưa được học đủ 84 giờ hay 1.000km theo quy định.
Ông Thống cho rằng, dù công tác sát hạch lái xe tại Việt Nam đã được hiện đại hóa nhưng cũng chỉ chấm được những lỗi cơ bản, không thể bao quát hết yêu cầu, kỹ năng lái xe. Trong khi đó, ở các nước phát triển, mỗi giám sát chỉ phụ trách chấm thi cho 1 học viên thì tại Việt Nam phải chấm cho hàng chục người.
Dữ liệu từ các camera này sẽ được truyền trực tuyến về Tổng cục Đường bộ Việt Nam để quản lý, giám sát, lưu trữ và chia sẻ dữ liệu với các sở GTVT và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Dữ liệu hình ảnh sát hạch cũng được hiển thị trên các màn hình đặt ở phòng chờ để công khai với người dự sát hạch.
Khắt khe ở “chốt chặn cuối cùng” Xóa tình trạng “mua bán” điểm |