Dân Việt

Buôn con kinh dị giá nghìn đô, 2 du khách Trung Quốc đối mặt án tù

Huy Nguyễn (Theo CNN) 30/11/2019 09:55 GMT+7
Hai công dân Trung Quốc đã bị phạt 10 tháng tù treo và hơn 8.000 USD mỗi người vì tội buôn lậu một loại lươn sống ra khỏi Pháp.

Hai người Trung Quốc - một phụ nữ 20 tuổi và một người đàn ông 43 tuổi - đã bị bắt vào cuối tháng 10 vừa qua tại sân bay Charles de Gaulle của Paris trên đường đến Trung Quốc, sau khi họ được tìm thấy với khoảng 60 kg lươn sống giấu trong hành lý.

Họ đã để những con lươn thủy tinh còn nhỏ trong các thùng chứa được chế tạo đặc biệt với các thiết bị làm lạnh cầm tay và giấu trong hành lý, một phát ngôn viên của tòa án Bobigny (Pháp) xử lý vụ việc nói với CNN.

Những kẻ buôn lậu được lệnh lần lượt phải trả số tiền phạt là 8,497 USD (197 triệu đồng) và 8.313 USD (193 triệu đồng). Người phát ngôn nói rằng một công dân Trung Quốc khác đã trốn thoát khỏi sân bay để lại một chiếc vali khác chứa thêm 30 kg lươn con ngay ngày hôm sau 2 đối tượng trên bị bắt.

img

Lươn thủy tinh là động vật có hại tại châu Âu nhưng là món ngon tại Trung Quốc. Nguồn: CNN.

Tổng cộng số lươn con cảnh sát mới thu được có giá trị bán lại ở Trung Quốc lên tới 180.000 euro (hơn 4,6 tỷ đồng). Số cá này đã được hải quan trao cho một tổ chức chuyên bảo vệ loài này.

Một kg lươn châu Âu có thể có giá tới 5.500 USD (127 triệu đồng) ở Trung Quốc. Điều này đã dẫn đến sự gia tăng đột biến trong đường dây buôn lậu loài động vật này trong những năm gần đây, với khoảng 15 triệu mẫu vật bị thu giữ tại Liên minh châu Âu vào năm 2018, chủ yếu ở Tây Ban Nha, Pháp và Bồ Đào Nha, theo Europol. Con số này này đánh dấu mức tăng 50% so với năm trước đó.

Cơ quan này ước tính rằng từ 300 triệu đến 350 triệu con lươn bị buôn bán trái phép từ châu Âu sang châu Á mỗi năm, với tổng giao dịch trị giá khoảng 3,3 tỷ USD.

Nhu cầu lươn tại châu Á

Nhật Bản từng là nguồn sản xuất lươn chính ở châu Á nhưng loại động vật này đã trở nên khan hiếm do đánh bắt quá mức, David Baker, một chuyên gia khoa học biển tại Đại học Hồng Kông cho biết.

Điều này đã dẫn đến một nhu cầu phát triển mạnh đối với loài lươn châu Âu – vốn được liệt kê là có nguy cơ tuyệt chủng kể từ năm 2009, ông nói thêm. Buôn bán con vật này từ lâu đã bị hạn chế và năm 2010, EU đã cấm tất cả các hoạt động xuất khẩu lươn.

Vào tháng 4 năm 2018, cơ quan cảnh sát châu Âu Europol tuyên bố đã bắt giữ 10 thành viên của một nhóm tội phạm có tổ chức, những kẻ đang cố gắng buôn lậu 350 kg lươn sống từ Tây Ban Nha đến Trung Quốc qua Morocco.

“Hầu hết nhu cầu buôn lậu dường như xuất phát từ châu Á, nơi lươn được coi là một món ngon, trái ngược với châu Âu và Mỹ, nơi nó thường được coi là một loài có vẻ ngoài kinh dị và gây hại cho môi trường sống của các loài động vật khác”, Baker nói.

Thấy cán bộ kiểm tra, buôn lậu vứt thùng xốp có nầm lợn thối bỏ chạy

Liên tiếp nhiều vụ vận chuyển nội tạng và các sản phẩm động vật đông lạnh nhập lậu bị lực lượng Quản lý thị...