Ngày 8/11 đã diễn đám cưới đình đám giữa Ông Cao Thắng và Đông Nhi. Sự kiện này thu hút sự quan tâm của dư luận với Ông Cao Thắng và Đông Nhi đều là những nhân vật nổi tiếng trong giới showbiz Việt.
Ảnh cưới của Ông Cao Thắng và Đông Nhi
Ngoài ra, Ông Cao Thắng còn được biết đến là thiếu gia của tập đoàn nhựa Tân Hiệp Hưng có tiếng tăm trong giới kinh doanh tại Sài Gòn.
Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Tân Hiệp Hưng - “Đế chế” ngành nhựa của gia đình ông Cao Thắng được thành lập từ năm 1994 nhưng tiền thân của doanh nghiệp này đã bắt đầu từ vài chục năm trước đó do ông Ông Dục Sơ – một doanh nhân người Hoa làm chủ.
Theo giới thiệu trên websibe của doanh nghiệp, sản phẩm chủ đạo của Tân Hiệp Hưng là đồ gia dụng, đồ y tế, dịch vụ nhà hàng, sản phẩm công nghiệp thực phẩm, sản phẩm dành cho vườn ươm... Chủng loại sản phẩm cũng rất đa dạng, như chậu, dao, dĩa, hộp, khay, ly..
Nhờ vào sự đa dạng của sản phẩm, khách hàng của Tân Hiệp Hưng không chỉ bao gồm khách hàng cá nhân, hộ gia đình, công sở, trường học, bệnh viện, siêu thị mà còn những Tập đoàn Thực phẩm nổi tiếng trong và ngoài nước như Vinamilk, Phở 24, Masan, Unilever, KFC, Lotteria, Nestle, Coca Cola, Pepsi ...
Các sản phẩm của Tân Hiệp Hưng
Tại Tân Hiệp Hưng, trước thời điểm tháng 12/2015, công ty này có vốn điều lệ 16,9 tỷ đồng, trong đó, Ông Cao Thắng nắm 4,15% vốn, tương đương khoảng 700 triệu đồng.
Tuy nhiên, từ tháng 12/2015, Tân Hiệp Hưng được tăng vốn lên 30,2 tỷ đồng. Vốn góp của Ông Cao Thắng cũng tăng vọt lên 4 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ sở hữu tăng lên 13,26%. Ông Cao Thắng là cổ đông lớn thứ 4 tại Tân Hiệp Hưng, sau 3 người là Ông Dục Sơ, Liên Diệp và Ông Thoại Linh.
Với mức vốn điều lệ này, Tân Hiệp Hưng hiện đang đứng sau rất nhiều đối thủ cùng ngành như Nhựa An Phát (1.712 tỷ), Nhựa Rạng Đông (373 tỷ). Nếu so với Nhựa Long Thành – đế chế của gia đình doanh nhân Phạm Trần Nhật Minh (Minh Nhựa), quy mô vốn điều lệ của Tân Hiệp Hưng cũng có phần “khiêm tốn” hơn.
Nhắc đến gia đình doanh nhân Phạm Trần Nhật Minh (Minh nhựa), mới đây đám cưới của con gái Minh "nhựa" đã khiến giới truyền thông tốn không ít giấy mực khi ông bố sinh năm 1983 này mang siêu xe 80 tỷ lên sân khấu trong bữa tiệc đám cưới, tay đeo đồng hồ Richard Mille Dragon 1 triệu USD. Chi phí cho đám cưới được người trong cuộc tiết lộ lên tới 20 tỷ đồng và là một trong các đám cưới xa hoa nhất chốn Sài Thành.
Cũng như Ông Cao Thắng, doanh nhân Minh "nhựa" chính là con của một đại gia ngành nhựa Phạm Văn Mười.
Nói về cơ nghiệp của gia đình Minh "nhựa", những năm 90, bố của Minh Nhựa là ông Phạm Văn Mười đã thành lập cơ sở nhựa Long Thành với số vốn 2 tỷ đồng, đến nay quy mô doanh nghiệp đã tăng gấp hàng trăm lần.
Sản phẩm chính của Nhựa Long Thành là nhựa công nghiệp kỹ thuật cao như pallet (dùng để di chuyển hàng hoá, đóng hàng xuất khẩu), sóng nhựa (đựng thực phẩm, thủy hải sản, rau củ quả), két nhựa (két bia, nước ngọt), thùng rác công nghiệp, nhựa gia dụng, bao bì dược phẩm, bao bì mỹ phẩm, bao bì dầu nhờn...
Đối tác khách hàng của Nhựa Long Thành đều là các đại gia trong ngành F&B như Heineken, Tiger, Sapporo, Cocacola, Pepsi, Masan, Vinamilk, Nestle, Carlsberg, Habeco, Sabeco, Aquafina...
Doanh nhân Phạm Trần Nhật Minh (Minh nhựa)
Theo số liệu của VIRAC, Nhựa Long Thành đã vượt doanh thu 1.000 tỷ đồng vào năm 2016 nhưng liên tục sụt giảm trong 3 năm gần đây. Năm 2017 doanh thu của công ty đạt 969 tỷ đồng, năm 2018 đạt 854 tỷ đồng. Lợi nhuận năm 2015 đạt 115 tỷ, 2017 đạt 85 tỷ và 2018 chỉ còn 66 tỷ. Năm 2018, Long Thành sang Mỹ mở chi nhánh và có tham vọng đưa thương hiệu này ra quốc tế.
Tại Nhựa Long Thành ông Phạm Văn Mười – Tổng giám đốc nắm giữ 43,67% cổ phần; bà Trần Thị Bạch – vợ ông Mười nắm giữ 33,89% cổ phần; ông Phạm Trần Nhật Minh nắm giữ 19% cổ phần Nhựa Long Thành. Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Phương Thúy – người vợ thứ nhất của Minh "nhựa" đang nắm giữ 3,44% cổ phần Nhựa Long Thành.