Vừa qua, trên mạng xã hội thông tin, một gia đình ở huyện Sóc Sơn (Hà Nội) đã mất 3 người con từ 1 đến 7 tuổi, trong đó xác định 2 cháu trai 2 và 5 tuổi tử vong do mắc vi khuẩn Whitmore.
Một trường hợp bị vi khuẩn Whitmore tấn công
Hiện trung tâm kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội đã có một đội cơ động về điều tra dịch tễ, môi trường và con người cũng như có hướng dẫn cho gia đình, địa phương về cách phòng ngừa bệnh tật.
Trưa 18/11, đại diện Bệnh viện Nhi Trung ương xác nhận, bệnh nhi T.Q.H. (SN 2018 ở huyện Sóc Sơn, Hà Nội) y được điều trị tại bệnh viện.
Ngay sau khi cháu H. vào viện, có cơn sốc, đã được đưa vào khoa cấp cứu, điều trị kháng sinh nhưng cơn sốc đã trở lại nên trẻ tử vong. Trước đó, anh trai của cháu bé cũng đã tử vong do nhiễm vi khuẩn Whitmore.
Theo báo cáo của Trung tâm Y tế Sóc Sơn, ngày 16-11, bệnh nhi T.Q.H. tử vong tại bệnh viện Nhi Trung ương sau vài ngày điều trị tích cực.
Kết quả xét nghiệm cho thấy cháu bé này cũng nhiễm vi khuẩn Whitmore. Cháu bé này được phát hiện sốt hôm 10-11.
Ngày hôm sau, gia đình đưa đến Trung tâm Y tế huyện Sóc Sơn rồi chuyển lên Bệnh viện Đa khoa Sóc Sơn, sau đó là Bệnh viện Nhi Trung ương. Bệnh nhi nhưng đã tử vong sau đó.
Trước đó, cháu T.C.V. (SN 2014, là anh trai cháu H.) cũng được chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương ngày 28-10 và đến ngày 31-10 thì tử vong.
Các chuyên gia y tế cảnh báo, vi khuẩn gây bệnh whitmore có thể sống ở tất cả mọi nơi. Đặc biệt, trong đất ẩm, đất canh tác nông nghiệp như đất trồng lúa.
Do vậy, kể cả những nơi tưởng như sạch sẽ, không ô nhiễm bẩn cũng có thể nhiễm.
Bệnh whitmore gặp trên mọi đối tượng từ trẻ sơ sinh đến người già, người khỏe mạnh đến người mắc các bệnh nền như trên. Tùy thuộc vào từng vùng, tỷ lệ trẻ em mắc bệnh 5-15% trên tổng số ca mắc bệnh. Khoảng 35% trẻ nhiễm bệnh có biểu hiện viêm mủ tuyến nước bọt mang tai khiến nhiều người lầm tưởng là quai bị, 65% có các biểu hiện khác như viêm phổi, áp xe lách, thận… hoặc các vết mưng mủ ngoài da, đặc biệt là vùng đầu, mặt và cổ.
Ở người lớn, đa số bệnh nhân mắc bệnh có biểu hiện viêm phổi cùng với nhiễm khuẩn huyết, viêm bàng quang, có các vết mưng mủ trên da, một số trường hợp viêm cơ khớp hoặc viêm màng não.
Dấu hiệu nghi ngờ bệnh nhân bị nhiễm bệnh whitmore thường là sốt, viêm phổi và có ổ áp xe ở nhiều vị trí (đa áp xe), nhiễm trùng đường tiết niệu. Biểu hiện này xuất hiện nhiều ở bệnh nhân có tiền sử tiểu đường hoặc các bệnh mạn tính liên quan đến thận hoặc phổi, người nghiện rượu, người làm việc trực tiếp với đất thì bác sĩ hãy nghi ngờ bệnh nhân bị nhiễm bệnh whitmore và cho chỉ định cấy máu, mủ, đờm hoặc nước tiểu ngay.
Do đó, đối với người nhiễm bệnh, nếu có triệu chứng như: Sốt cao, rét run hay mệt mỏi do nhiểm khuẩn huyết, áp xe ở các tạng… trên thì phải đến ngay các bệnh viện uy tín để được khám và điều trị bệnh.
Đối với người bình thường, hạn chế tiếp xúc với bùn đất sẽ tránh nguy cơ bị vi khuẩn tấn công.
Số ca bệnh whitmore ăn mòn cơ thể đang gia tăng tại một số tỉnh, thành. Nhiều người lo ngại, bệnh này sẽ trở thành dịch?