Ngày 18/11, ông Lê Đức Tuyên, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Sóc Sơn (Hà Nội) cho biết, bệnh nhi T.Q.H. (2 tuổi, xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn) vừa tử vong do nhiễm vi khuẩn Whitmore.
Trước đó, anh trai của bệnh nhi trên là T.C.V. (sinh 2014) cũng đã tử vong do nhiễm vi khuẩn Whitmore.
Theo lời kể của gia đình bệnh nhân, trước ngày vào viện 1 ngày, bé V. xuất hiện sốt 38,5 độ C kèm theo đau bụng và gia đình không điều trị gì. Đến 17h ngày 28/10, bệnh nhân được gia đình đưa đến BV Nhi Trung ương khám và điều trị.
Những bệnh nhi nhiễm vi khuẩn Whitmore tại Nghệ An.
Đến 21h ngày 31/10, bệnh nhi đã tử vong tại BV với chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn huyết.
Kết quả nuôi cấy dương tính với loai vi sinh vật Burkholderiapseudomallei (còn có tên gọi là Whitmore). Tiền sử bệnh nhi cho thấy cháu khỏe mạnh, không mắc các loại bệnh mạn tính.
Đáng chú ý, hai cháu bé vừa tử vong nói trên có chị gái là T.Q.T. (sinh năm 2012) đã mất do nhiễm khuẩn huyết hoại tử đường ruột chỉ cách đây vài tháng (tháng 4/2019).
Về cái chết của bé T., gia đình bệnh nhân cho biết, trẻ xuất hiện sốt ngày 6/4/2019 và không có biểu hiện gì khác nên gia đình tự mua thuốc về điều trị.
Đến chiều tối ngày 8/4, gia đình đưa cháu đến BV Đa khoa Sóc Sơn. Sau điều trị tại đây 1 ngày không thuyên chuyển thì đưa đến BV Xanh Pôn.
Tại đây, trẻ được chẩn đoán nhiễm khuẩn đường huyết hoại tử đường ruột. Trẻ tử vong lúc 7 giờ sáng ngày 9/4.
Kết quả điều tra tại gia đình các cháu bé nói trên cho thấy, gia đình có 7 người, trong đó bố mẹ của các cháu đều là công nhân, còn ông bà làm nông nghiệp và đều khỏe mạnh, không có dấu hiệu mắc loại virus nguy hiểm này.
Hiện, cơ quan chức năng địa phương cũng đã điều tra tại các hộ gia đình xung quanh nhà bệnh nhân nhưng chưa phát hiện thêm trường hợp nghi nghi mắc bệnh tương tự.
Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), bệnh whitmore là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cấp tính do vi khuẩn gram âm có tên Burkholderia pseudomallei gây nên. Bệnh do bác sĩ Afred Whitmore mô tả năm 1912 tại Miến Điện, từ đó lấy tên Whitmore. Vi khuẩn này sống trên bề mặt nước và trong đất, đặc biệt là bùn đất, lây sang người qua vết trầy xước trên da hoặc qua đường hô hấp khi hít phải các hạt bụi đất hoặc giọt nước li ti trong không khí có chứa vi khuẩn, nhất là vào mùa mưa.
Người nhiễm bệnh vi khuẩn whitmore có tỷ lệ tử vong từ 40-60%. Trường hợp nhiễm khuẩn cấp có thể tử vong trong vòng 1 tuần kể từ khi phát bệnh.
Hiện nay, bệnh whitmore chưa có vaccine phòng bệnh, cho nên biện pháp dự phòng cơ bản nhất vẫn là các biện pháp vệ sinh cá nhân, tăng cường phương tiện phòng hộ lao động, tránh để da bàn chân, bàn tay, các bộ phận trong cơ thể tiếp xúc với bùn đất, nước nhiễm bẩn; Xử lý tốt các viết thương ngoài da nếu bị trầy xước, nhiễm trùng và nếu xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Sau hơn 3 tuần điều trị tích cực, bệnh nhân bị vi khuẩn Whitmore gây tổn thương áp -xe mũi đã ổn định và được xuất...