Pythagoras (sinh khoảng năm 580 đến 572 TCN - mất khoảng năm 500 đến 490 TCN): Có lẽ không ai không biết Pythagoras, một nhà toán học, triết học, khoa học nổi danh nhất nhì thời cổ đại. Tên ông và những định lý toán học cơ bản luôn có trong sách giáo khoa. Ông là người đặt nền móng cho môn hình học với rất nhiều định lý quan trọng (trong đó có định lý Pitago). Ông chính là người đầu tiên tiên và chứng minh được rằng tổng 3 góc trong 1 tam giác luôn bằng 180 độ. Không chỉ Toán học, Pitago còn theo đuổi nền khoa học ở các dân tộc khác nhau, điều này khiến ông từng dành nhiều năm nghiên cứu tại Ấn Độ, Ai Cập, Babilon và đương nhiên Pitago trở nên uyên bác ở hầu hết các lĩnh vực quan trọng như: Triết học, thiên văn học....
Khổng Tử ( 28/9, 551 TCN – 11/4, 479 TCN): Là nhà giáo người Trung Quốc duy nhất có tầm ảnh hưởng đến cả châu lục và thế giới, không thể phủ nhận những đóng góp của ông là vô cùng vĩ đại. Cho đến ngày nay, những tư tưởng và bài học của ông vẫn được lưu truyền vì tính nhân văn, trung nghĩa. Ông là người sáng lập ra đạo Nho, nói về cách đối nhân xử thế, cách để sống như một người tốt. Nho giáo từ một đạo giáo có ảnh hưởng sâu sắc đến xã hội Trung Quốc sau đó lan truyền đến cả Hàn Quốc và Nhật Bản, Đài Loan cũng như Việt Nam. Nhờ vào hiểu sâu biết rộng và tư tưởng sống tâm đức, nên hơn 3.000 học trò đã bái ông làm thầy hay còn gọi là "Tam thiên đồ đệ".
Đối với hơn 3.000 học trò, Khổng Tử luôn truyền dạy kiến thức thật chi tiết và cẩn thận. Ông luôn hướng những học trò của mình sống một cuộc sống sao cho đúng với: Nhân – Lễ - Nghĩa – Trí – Tín. Với Tam thiên đồ đệ, Khổng Tử được tôn xưng là Vạn thế sư biểu. Kẻ thọ nghiệp mà thông, có đến 77 người câu này nhằm ám chỉ rằng, trong số các học trò của Khổng Tử thì có 77 đệ tử là thông lục nghệ bao gồm Thi, Thơ, Lễ, Nhạc, Dịch và Xuân Thu. Số học trò xuất chúng của Khổng Tử phải kể đến như: Nhan Hồi (Nhan Uyên), Hữu Nhược, Chuyên Tôn Sư, Tư Mã Canh, Nhan Vô Do, Tất Điêu Khai, Mạnh Ý Tử.
Aristotle ( 384 – 322 TCN ): Là một nhà triết học gia người Hy Lạp, ông vốn là học trò của Plato, được biết đến với rất nhiều nghiên cứu nổi tiếng trong các lĩnh vực như: logic, vật lý, sinh học, chính trị, văn học và nghệ thuật. Ông là người đặt nền móng cho triết học phương Tây. Không quá khi nói rằng ông là hình ảnh thu nhỏ của cả nhân loại. Kiến thức mà ông nắm giữ gần như trải dài trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Người xưa có câu: chỉ một lời răn dạy của Aristotle có thể làm thay đổi cuộc đời của một người bình thường.
Albert Einstein (14/3/1879 – 18/4/1955): Ông được cả thế giới biết đến như một người thầy vĩ đại trong ngành vật lý học. Mặc dù có rất nhiều câu chuyện xoay quanh tính cách có phần kỳ lạ của ông. Ngày còn nhỏ, cô giáo của Albert còn nói rằng ông là học sinh thiểu năng và không có tương lai. Trải qua nhiều cuộc thí nghiệm thất bại, Albert đã truyền cảm hứng cho nhiều giáo sư và giảng viên trên toàn thế giới. Điển hình phải kể đến công lao về việc nghiên cứu ra lý thuyết tương đối hẹp và thuyết tương đối tổng quát của Einstein. Cả 2 đều là nền móng của vật lý hiện đại, mà xa hơn là sự hình thành của vũ trụ và sự vận hành của nó. Không ngừng tìm tòi nghiên cứu, sau nhiều năm quan sát và thực nghiệm, Einstein đã có những phát minh quan trọng trong lĩnh vực vật lý lý thuyết. Đến năm 1905, ông cho công bố 5 phát minh, trong đó có 3 công trình quan trọng của vật lý hiện đại gồm: Thuyết phân tử động, thuyết tương đối hẹp và giả thuyết quang tử lượng.
Galileo Galilei (15/2/1564 – 8/1/1642): Ông là nhà vật lý, nhà toán học, triết học và thiên văn học của người Ý. Ông được biết đến như người đã tạo ra những cuộc cách mạng vĩ đại của khoa học. Với đóng góp của bản thân, ông được coi như "Cha của Thiên văn học quan sát hiện đại", "Cha đẻ của vật lý hiện đại" và "Cha đẻ của khoa học hiện đại".):
Isaac Newton (25/12/1642 –20/3/1726 hoặc 1727): Ông được biết đến nhiều trong những công trình nghiên cứu về vật lý nhưng thực chất, ông còn là một nhà toán học, nhà thiên văn học, triết học, nhà nghiên cứu thuật giả kim và thần học. Thông qua cuốn "Nguyên tắc toán học của Triết học tự nhiên", Newton đã đặt nền móng cho các định luật cơ học sau này. Ông là người nêu ra 3 định luật cơ bản của chuyển động và lực hấp dẫn trong vũ trụ mà các sinh viên vẫn học cho tới ngày nay. Ông cũng là người tìm ra khái niệm của mô-men động lượng và bảo tồn năng lượng, tích phân,…
Ayn Rand (2/2/1905 – 6/3/1982): Bà là người phụ nữ đầu tiên trong danh sách 10 người thầy có ảnh hưởng nhất đến nhân loại. Mang trong mình hai dòng máu Nga và Mỹ, bà là tiểu thuyết gia nổi tiếng với hoàng loạt các tác phẩm như: Atlas Shrugge, The Fountainhead, Anthem, We The Living. Bà cũng tham gia viết kịch bản cho một số hãng phim nổi tiếng như: Universal, Pictures và Paramount Pictures. Tuy vậy, giá trị lớn nhất mà bà để lại lại là hệ thống triết học khách quan. Bà phân tích các giá trị và tác động của thế giới quan tới mọi mặt của một cá nhân. Sau này, lý thuyết mà bà đưa ra đã lưu truyền rộng rãi trong giới sinh viên.
Chu Văn An (1292 – 1379): Ông là một trong những nhà giáo ưu tú và nổi tiếng nhất lịch sử của Việt Nam. Tên thật của ông là Chu An, hiệu là Tiều Ân, tên chữ là Linh Triệt. Chu Văn An là người học rộng, tài cao khiến ai cũng phải nể phục. Dù có khả năng nhưng ông không muốn đứng ra làm quan mà chỉ mở trường dạy học ở làng Huỳnh Cung bên sông Tô Lịch. Ông từng được chính vua Trần Minh Tông mời đến dạy tại Quốc Tử Giám. Trở thành thầy riêng cho thái tử Trần Vượng, sau này là vua Trần Hiến Tông. Thầy Chu Văn An dâng "Thất trảm sớ", yêu cầu vua Trần Dụ Tông chém đầu bảy tên gian thần song bị vua từ chối. Chán nản sự đời, Chu Văn An cáo lão, về ở ẩn gần núi Phượng Hoàng, Chí Linh, Hải Dương, làm một thầy giáo truyền thụ kiến thức cho đến khi mất.
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585): Nguyễn Bỉnh Khiêm tự là Hạnh Phủ, hiệu là Bạch Vân cư sĩ hay Trạng Trình với cuốn "sấm Trạng Trình" tiên đoán việc đời sau. Ông là một nhà giáo nổi tiếng Việt Nam thời kỳ Lê – Mạc phân tranh với tính tình cương trực, mạnh mẽ, không sợ cường quyền. Từ nhỏ ông đã có tướng mạo khôi ngô tuấn tú, có trí nhớ hơn người. Ông không hứng thú với chốn quan trường dù từng đỗ Trạng nguyên dưới thời vua Mạc Đăng Doanh và từng dâng sớ hạch tội 18 tên gian thần nhưng bị từ chối. Ông cũng từ quan về ở ẩn, trở thành một nhà giáo lỗi lạc. Học trò của ông trong thời điểm này có những người rất nổi tiếng như Nguyễn Dữ, Phùng Khắc Khoan…