Dân Việt

Những điều cần biết về U22 Việt Nam tại SEA Games 30

PV 25/11/2019 11:40 GMT+7
Với sự chuẩn bị chu đáo kéo dài trong hơn nửa năm đã qua, U22 Việt Nam tự tin hướng đến SEA Games 30 với quyết tâm giành HCV lần đầu trong lịch sử.

Môn bóng đá nam SEA Games 30 sẽ diễn ra trên đất Philippines, cụ thể là tại 3 sân cỏ nhân tạo gồm: Rizal Memorial, UMAK Football và Binan Football. Loạt trận bán kết sẽ diễn ra vào ngày 5/12, trận tranh HCV và HCĐ sẽ được tổ chức vào cùng ngày 7/12.

Mục tiêu của thầy trò HLV Park Hang-seo không gì khác hơn chính là tấm HCV môn bóng đá Nam – thứ mà người hâm mộ đội tuyển nước nhà đã chờ đợi mòn mỏi từ hơn nửa thế kỷ đã qua.

1. Lịch thi đấu U22 Việt Nam và kế hoạch trực tiếp

img

Hướng đến Đại hội thể thao khu vực, Đài truyền hình Việt Nam (VTV) xác nhận sẽ phát sóng tất cả các trận đấu thuộc môn bóng đá nam SEA Games 30 trên các kênh VTV2, VTV5, VTV6. Trong đó, các trận đấu tại vòng bảng của U22 Việt Nam sẽ được phát trên kênh VTV5, VTV6.

Lịch thi đấu cụ thể như sau:

16h00 ngày 25/11, U22 Việt Nam vs U22 Brunei (SVĐ Binan Football)

16h00 ngày 28/11, U22 Việt Nam vs U22 Lào (SVĐ Binan Football)

20h00 ngày 1/12, U22 Việt Nam vs U22 Indonesia (SVĐ Rizal Memorial)

20h00 ngày 3/12, U22 Singapore vs U22 Việt Nam (SVĐ Rizal Memorial)

16h00 ngày 5/12, U22 Việt Nam vs U22 Thái Lan (SVĐ Binan Football)

Ngoài ra, phần bình luận trước trận sẽ diễn ra 1 giờ đồng hồ trước khi trận đấu bắt đầu.

2. Danh sách 21 cầu thủ U22 Việt Nam dự SEA Games 30

img

Hai ngày trước khi lên đường sang Philippines tham dự SEA Games 30, HLV Park Hang-seo đã chính thức chốt danh sách 21 cầu thủ U22 Việt Nam. Bên cạnh 19 gương mặt trong độ tuổi U22 như quy định, đội tuyển cũng bổ sung hai cái tên kỳ cựu gồm tiền vệ Trọng Hoàng và Đỗ Hùng Dũng từ ĐTQG kéo xuống.

Thành phần còn lại gồm nhiều anh tài quen mặt từng sát cánh ở mọi giải đấu lớn nhỏ cấp đội tuyển U23, Olympic cho đến ĐTQG như Bùi Tiến Dũng, Nguyễn Thành Chung, Đoàn Văn Hậu, Nguyễn Quang Hải, Hà Đức Chinh, Nguyễn Tiến Linh... 

Thủ môn: Bùi Tiến Dũng (Hà Nội), Nguyễn Văn Toản (Hải Phòng), Phan Văn Biểu (SHB Đà Nẵng) (suất dự phòng)

Hậu vệ: Đoàn Văn Hậu (Heerenveen), Đỗ Thanh Thịnh (SHB Đà Nẵng), Hồ Tấn Tài (Becamex Bình Dương), Lê Ngọc Bảo (Phố Hiến), Nguyễn Trọng Hoàng, Nguyễn Đức Chiến (Viettel), Huỳnh Tấn Sinh (Quảng Nam), Nguyễn Thành Chung (Hà Nội).

Tiền vệ: Nguyễn Quang Hải, Trương Văn Thái Quý, Đỗ Hùng Dũng (Hà Nội), Nguyễn Hoàng Đức (Viettel), Triệu Việt Hưng, Trần Thanh Sơn (HAGL), Bùi Tiến Dụng (SHB Đà Nẵng), Nguyễn Trọng Hùng (Thanh Hóa).

Tiền đạo: Hà Đức Chinh (SHB Đà Nẵng), Nguyễn Tiến Linh (Becamex Bình Dương).

Đội hình dự kiến (3-4-3): Tiến Dũng; Thanh Thịnh (đội phó); Văn Hậu – Đức Chiến – Thành Chung; Trọng Hoàng; Việt Hưng – Hùng Dũng; Trọng Hùng – Tiến Linh (đội phó) – Quang Hải (đội trưởng).

3. Thành phần ban huấn luyện U22 Việt Nam

img

U22 Việt Nam hướng đến chiến dịch SEA Games 30 với sự chuẩn bị chu đáo chưa từng có trong lịch sử. Ngoài 21 cầu thủ, đội ngũ ban huấn luyện, ê-kip hận cần, y tế và truyền thông theo kèm lên đến 19 nhân sự khác nhau. Tất cả đều quyết dốc sức vì mục tiêu "hái vàng" Đại hội thể thao khu vực lần đầu cho bóng đá nước nhà.   

- Trưởng đoàn: Nguyễn Sỹ Hiển

- HLV trưởng: Park Hang-seo

- Trợ lý HLV: Kim Han Yoon, Lee Young-jin, Nguyễn Văn Đàn, Lưu Danh Minh

- HLV thể lực: Park Sung-gyun

- HLV thủ môn: Nguyễn Thế Anh

- Bác sĩ: Choi Ju-yong, Trần Huy Thọ, Trần Anh Tuấn, Tuấn Nguyên Giáp

- Phiên dịch: Lê Huy Khoa, Lee Jung-hak, Vũ Anh Thắng 

- Săn sóc viên: Đinh Kim Tuấn

- Cán bộ đoàn: Đoàn Anh Tuấn

4. Thành tích nổi bật của bóng đá Việt Nam tại các kỳ SEA Games

img

Vào năm 1959, ĐT Việt Nam khi ấy được gọi với cái tên Việt Nam Cộng Hòa hay ĐT Miền Nam Việt Nam, đã xuất sắc đánh bại ĐT Thái Lan ở trận chung kết và giành chiếc huy chương vàng duy nhất trong lịch sử các kỳ tham dự Đại hội thể thao khu vực.

Tuy nhiên khi đó Đại hội thể thao Đông Nam Á vẫn còn được biết đến dưới tên gọi SEAP Games. Mãi đến năm 1977, với sự tham gia của một số thành viên mới (gồm Indonesia, Philippines và Brunei), phiên hiệu này mới được đổi thành SEA Games như hiện tại. 

Trong lịch sử các kỳ tham dự môn bóng đá nam SEA Games, thành tích tốt nhất mà “Binh Đoàn Rồng Vàng” có được chỉ là chiếc huy chương bạc vào các năm 1995, 1999, 2003, 2005 và 2009. Bên cạnh đó, chúng ta cũng có hai lần giành huy chương đồng, vào các năm 1997 và 2015. 

Ở kỳ SEA Games gần nhất, U22 Việt Nam thậm chí đã không thể qua nổi vòng bảng khi chỉ đứng thứ 3 tại bảng A với 10 điểm, kém Indonesia 1 điểm và Thái Lan 2 điểm. Kết quả đáng thất vọng này đã dẫn tới sự ra đi của HLV Nguyễn Hữu Thắng, và đồng thời mở ra cơ hội làm việc giữa bóng đá Việt Nam với HLV Park Hang-seo như đã biết.

- Cán bộ truyền thông: Hà Nhật Đoàn

- Cán bộ an ninh: Nguyễn Việt Dũng

5. Các đối thủ của U22 Việt Nam đã chuẩn bị ra sao?

img

Tại SEA Games 30, U22 Việt Nam nằm ở bảng B cùng các đối thủ U22 Thái Lan (ĐKVĐ), U22 Indonesia , U22 Lào, U22 Singapore và U22 Brunei. Trong đó, Thái Lan và Lào được dự đoán sẽ 2 trong số 3 ứng cử viên “nặng ký” cho tấm vé đi tiếp vào vòng bán kết.

U22 Thái Lan có sự phục vụ của 4 cầu thủ mới nổi trong màu áo ĐTQG: Supachai Jaided, Supachok Sarachat, Suphanat Mueanta. Tuy nhiên họ lại không có sự phục vụ từ sao trẻ Ekanit Panya do dính chấn thương ở trận gặp Việt Nam tại Vòng loại World Cup hôm 19/11.

BHL U22 Lào cũng triệu tập tài năng trẻ sáng giá Anantaza Siphongnan (16 tuổi), Soukaphone Vongchiengkham – người được mệnh danh là “Messi Lào”. Bóng đá trẻ Xứ sở Triệu voi đang có những sự phát triển rất khả quan trong quãng thời gian đây.

Tại vòng loại U19 Châu Á 2020 mới đây, U19 Lào đã thi đấu xuất sắc để giành một vé vào chơi VCK. HLV Sundramoorthy cũng mang tới Philippines 3 cầu thủ thuộc lứa này gồm: Solasak Thilavong, Thanouthong Kietnalonglop và Alounnay Lounlasy.

U22 Lào cũng có chuyến tập huấn rất kỹ lưỡng tại Qatar trước khi tham dự Sea Games 30.

Về phần mình, U22 Indonesia cũng mang đến Philippines vài cái tên danh tiếng như Evan Dimas hay “thần đồng” Egy Maulana Vikiri (19 tuổi) - người được xem là niềm tự hào của bóng đá xứ Vạn đảo và hiện đang thi đấu tại Ba Lan. Thiếu vắng đáng tiếc nhất của Tim Garuda nằm ở trụ cột Beto Goncalves khi anh bị gạch tên phút chót vì chưa kịp bình phục chấn thương.

Ở bảng A, đội mạnh nhất là U22 Malaysia, nhưng cầu thủ dưới 22 tuổi hay nhất của họ - Safawi Rasid - lại không thể góp mặt vì lý do thể lực. Còn với U22 Singapore, chúng ta chưa bao giờ thua họ ở các cấp độ đội tuyển trong vòng 20 năm trở lại đây.

6. Hành trình U22 Việt Nam trên đất Philippines

img

BTC SEA Games đã sắp xếp cho U22 Việt Nam ở khách sạn Jen Manila, cùng nơi ở với U22 Indonesia, U22 Lào và U22 Timor Leste.

Đây không hẳn là vị trí thuận lợi cho đội tuyển trong việc phục vụ tập luyện và thi đấu. Bởi khách sạn này nằm cách SVĐ Binan tới 35,6km.

Nếu không tắc đường, dự kiến xe bus của chúng ta sẽ mất khoảng 1 giờ 30 phút để di chuyển tới sân. Khu vực này cũng được đánh giá khá đông dân cư, với nhiều lối rẽ, cung đường hẹp và hẻm nhỏ, khiến việc di chuyển gặp nhiều khó khăn.

Về lịch thi đấu, U22 Việt Nam cũng hứa hẹn sẽ đối mặt với hành trình không mấy dễ dàng. Việc phải gặp Brunei và Lào ngay hai trận mở màn khiến ban huấn luyện khó căn chỉnh và tính toán hiệu số bàn thắng/ thua.