Jeanne d'Arc (thế kỷ 14) là một nữ anh hùng người Pháp trong cuộc Chiến tranh trăm năm giữa Pháp và Anh. Xinh đẹp, quả cảm, anh hùng, cô được Công giáo La Mã tuyên thánh. Cô sinh ra trong một gia đình nông dân ở phía đông nước Pháp và đã chỉ huy quân Pháp giành được một số chiến thắng quan trọng trong cuộc Chiến tranh trăm năm. Tuy nhiên, năm 1930, lúc sắp tròn 19 tuổi, Jeanne d'Arc đã bị bắt và bị thiêu sống. Xuyên suốt lịch sử, Jeanne d'Arc đã trở thành niềm cảm hứng cho các bài hát, phim truyền hình và trò chơi điện tử như một nữ anh hùng xinh đẹp, một nữ kiếm sĩ dũng cảm.
Aspasia (thế kỷ thứ 5 TCN): Aspasia rất nổi tiếng thời kỳ cổ đại ở Athens. Có nhiều đánh giá cho rằng cô là người phụ nữ nổi tiếng đầu tiên của Athens. Cô là người tình của chính khách Pericles (vị chính khách nổi tiếng và có tầm ảnh hưởng nhất của Hy Lạp thời bấy giờ). Có rất nhiều nhà triết học đã viết về Aspasia trong các tác phẩm của mình. Cô được miêu tả là có vẻ đẹp thể chất và trí thông minh tuyệt vời, và có vai trò quan trọng trong lịch sử Athens thời cổ đại.
Lucrezia Borgia (thế kỷ 14-15): Cô là người đẹp bậc nhất ở Ý trong thời kỳ trung cổ. Thậm chí cô còn được cho là một trong những người phụ nữ đẹp nhất xuyên suốt 2 thế kỷ 14 và 15, khi sở hữu mái tóc vàng óng ả như dòng suối, làn da ửng hồng, bầu ngực cao và đôi mắt màu hạt dẻ đổi màu.
Lucrezia Borgia là con gái của Giáo hoàng Alexander VI. Ngày nay, cô vẫn được mến mộ dưới hình thức là nguyên mẫu trong nhiều tác phẩm điện ảnh và truyền hình, văn học và opera, thậm chí trong các trò chơi điện tử.
Salome (thế kỷ thứ nhất): Salome là một vũ công nổi tiếng xinh đẹp. Cô là con gái của Herod II và Herodias. Trong lịch sử, cô nổi tiếng với điệu nhảy Dance of the Seven Veils (Điệu nhảy với 7 voan) và cũng được biết đến từ những câu chuyện Kinh Thánh. Thậm chí, từng xuất hiện các đồng tiền xu in hình khuôn mặt cô. Ngày nay, cô được nhắc đến dưới nhiều hình thức nghệ thuật truyền thông như tranh vẽ, truyền hình, phim ảnh và văn học.
Lady Godiva (thế kỷ 11): Lady Godiva là người vợ cao quý và xinh đẹp của Leofric - Bá tước thành Mercia. Cô không chỉ xinh đẹp tuyệt trần mà còn vô cùng hào phóng khi đóng góp rất nhiều tiền của các nhà thờ và tổ chức từ thiện.
Samyukta (thế kỷ 12): Samyukta là người con gái xinh đẹp của Jaichand - nhà vua vùng Kannauj và sau đó trở thành vợ của Prithviraj Chauhan - vua Rajput của gia tộc Chauhan. Từng có một bộ phim lấy cảm hứng từ câu chuyện tình yêu lãng mạn giữa Samyukta và vua Prithviraj có tên gọi là "Rani Samyukta (1962)". Samyukta được ca ngợi là một trong những phụ nữ đẹp nhất trong lịch sử Ấn Độ.
Guinevere: Guinevere là một nữ hoàng cao quý và xinh đẹp, vợ vua Arthur - vị vua trứ danh của nước Anh. Theo vua Arthur, Guinevere là người đẹp nhất mà ông từng nhìn thấy. Trong các tài liệu lịch sử, cô được mô tả là một trong những người đẹp nhất nước Anh. Vẻ đẹp này cũng khiến cô gặp nhiều rắc rối, bi kịch. Trong số các câu chuyện về Guinevere, được nhắc đến rất nhiều là mối tình vụng trộm với vị hiệp sĩ dũng cảm nhất của chồng - hiệp sĩ Sir Lancelot. Mối tình này cũng được coi là một trong những chuyện tình lãng mạn bậc nhất thời trung cổ.
Phryne (thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên): Phryne là một kỹ nữ nổi tiếng thời Hy Lạp cổ đại. Cô vốn có tên thật là Mnēsarétē. Được truyền tụng nhiều hơn cả về Phryne là câu chuyện cô phải lộ ngực trần ra trước mọi người để đổi lấy lòng thương hại trong một phiên tòa chống lại cô.
Athenaeus (một nhà hùng biện Hy Lạp nổi tiếng) đã ca ngợi vẻ đẹp của cô nhiều lần và viết rằng, nhân dịp lễ hội Eleusinia và Poseidonia, cô buông tóc và khỏa thân bước lên từ biển. Câu chuyện này cũng đã truyền cảm hứng cho họa sĩ Apelles tạo ra bức tranh nổi tiếng Aphrodite Anadyomene.
Phryne là một hình tượng nổi tiếng của vẻ đẹp từ thế giới cổ đại, vẻ đẹp mà thế giới ngày nay chỉ có thể chiêm ngưỡng thông qua các bức tượng và bức tranh.
Nefertiti: Nữ hoàng Nefertiti là nữ hoàng đẹp nhất Ai Cập. Tên cô có nghĩa là "vẻ đẹp sẵn có". Theo đồn đại từ thế kỷ 14 TCN, cô thực sự đã sống theo ý nghĩa của tên mình. Trong lịch sử cổ đại của Ai Cập, cô được biết đến với phong cách ăn mặc và có gu thời trang hấp dẫn. Còn trong thế giới hiện đại, cô được biết đến bởi bức tượng màu sa thạch bán thân đã được phục hồi vào năm 1913, và trở thành một biểu tượng toàn cầu về vẻ đẹp và quyền lực phụ nữ trên thế giới.
Cleopatra VII: Cleopatra là nữ hoàng thời Ptolemy của Ai Cập. Trong thế giới cổ đại, bà được coi là một người đẹp tuyệt sắc. Nhiều tác phẩm văn học đã mô tả và ca ngợi vẻ đẹp của cô trên bình diện rộng lớn. Ngày nay, cô được miêu tả trong nhiều phương tiện truyền thông và văn học như trong các phim Cleopatra năm 1963 và 1934, trong vở bi kịch Antony và Cleopatra của William Shakespeare hay trong kịch Caesar và Cleopatra của George Bernard Shaw. Cô là niềm cảm hứng nổi tiếng của sự quyến rũ vĩnh cửu trong văn hóa phương Tây.