1. Màn hình cực to và đã mắt
Không phủ nhận xu hướng hiện nay là thiết kế màn hình toàn cạnh, đồng thời tăng kích thước và công nghệ hiển thị lên tân tiến hơn.
Đúng là màn hình to đẹp thì cầm càng sướng, nhìn càng thích, xem càng vui. Công nghệ màn hình được ứng dụng cho thiết kế sát/tràn cạnh này là OLED, thay cho LCD truyền thống ngày trước.
Nhìn lướt qua đã thấy một loạt ưu điểm vượt trội như dải màu sắc nét và rực rỡ, góc nhìn rộng, tiết kiệm điện...
Và quan trọng nhất, cấu tạo của OLED rất linh hoạt nên sẽ dễ phục vụ nhu cầu uốn cong, chỉnh sửa theo thiết kế trên smartphone.
Tin buồn là màn hình lớn và đẹp thật, nhưng không có nghĩa là độ bền của nó tăng tỷ lệ thuận theo độ thích mắt.
Trái lại, việc mở rộng kích thước màn hình ra sát và tràn cạnh càng khiến cho chúng dễ bị nứt, vỡ mỗi khi có tác động tới những điểm quanh máy.
Chưa kể đến tấm nền OLED về cơ bản có độ mỏng kha khá hơn LCD, nên sẽ dễ chịu tác động lực hơn.
2. Rất khó sửa chữa và giá sửa cũng rất đắt đỏ
Màn hình OLED lớn thì dễ bị nứt vỡ, nhưng không vì thế mà lúc nào bạn cũng có thể mang chiếc smartphone đi hàn gắn lại như ban đầu trong mọi trường hợp. Smartphone ngày nay không còn dễ sửa chữa và phục hồi như trước nữa.
Thiết kế smartphone giờ quá tân tiến nhưng cũng đi kèm với một nhược điểm: Mọi thành phần bên trong đều tinh vi và phức tạp hơn trước, chưa kể cấu tạo nguyên khối rất khó tách rời. Ngoài ra, nếu có sửa và thay thế được thì chi phí cũng rất đắt đỏ.
Bộ ba iPhone 11 hay những thế hệ tiền nhiệm luôn có mức giá khiến người ta phải đau đầu, nhưng rồi họ vẫn xếp hàng...