Vì bị cấm quan hệ với chuỗi cung ứng của Mỹ nên Huawei đã phải dựa vào kho dự trữ các thành phần mà hãng này xây dựng trước lệnh cấm. Và mặc dù các mẫu smartphone của hãng này không còn hỗ trợ dịch vụ Google Play của Android và ảnh hưởng đến doanh số toàn cầu, nhưng bù lại, điện thoại Huawei lại bán khá “chạy” ở Trung Quốc.
Điện thoại Huawei đã không được bán tại Mỹ.
Tuy nhiên, trao đổi với Reuters, Bộ trưởng Thương mại Mỹ - Wilbur Ross cho hay Huawei đang cố gắng để các nhà cung cấp ở Mỹ vi phạm luật bằng cách yêu cầu họ chuyển hoạt động ra nước ngoài. Trước đó, vào tháng Năm, công ty đã bị liệt vào danh sách thực thể vì lý do bảo mật. Do đó, nhà sản xuất không được phép mua phần mềm hoặc linh kiện của Mỹ.
Huawei đệ đơn kiện FCC vì cấm USF mua thiết bị mạng Huawei
Ông Ross nhấn mạnh là Huawei đã "công khai ủng hộ các công ty chuyển sản xuất ra nước ngoài để để phản đối việc chúng tôi đưa Huawei vào danh sách. Bất kỳ công ty nào chuyển nhà máy sản xuất ra nước ngoài để tránh bị xử phạt ... sẽ là vi phạm luật pháp Mỹ. Vì vậy, rõ ràng là Huawei đang khuyến khích các nhà cung cấp Mỹ vi phạm luật pháp. "
Tuần trước, chính quyền của Tổng thống Mỹ - Donald Trump đã thắt chặt các quy định với Huawei bằng cách thực thi Direct Product Rule (Luật sản phẩm trực tiếp). Theo quy định này, các sản phẩm được sản xuất ở nước ngoài với phần mềm hoặc công nghệ có nguồn gốc từ Mỹ vẫn sẽ bị cấm. Và theo quy định tối thiểu, các sản phẩm do nước ngoài sản xuất bao gồm ít nhất 25% nội dung có nguồn gốc từ Mỹ theo giá trị phải chịu sự kiểm soát xuất khẩu của Mỹ.
Bộ Thương mại nước này được cho là đang suy nghĩ về việc hạ ngưỡng xuống dưới 25%; điều này sẽ cho phép Mỹ ngăn chặn các thành phần được sản xuất bên ngoài Mỹ tiếp cận với Huawei. Ông Ross cho hay, việc Huawei yêu cầu các nhà cung cấp Mỹ chuyển ra nước ngoài "đã làm nổi cộm một vấn đề mà chúng tôi cần giải quyết. "
Huawei đệ đơn kiện FCC.
Vào ngày 04/12 vừa qua, Huawei đã đệ đơn kiện FCC lên Tòa án cấp phúc thẩm khu vực số 5 ở New Orleans. Theo đơn kiện, FCC đang tìm cách ngăn chặn cơ quan quản lý sử dụng tiền từ Quỹ dịch vụ toàn cầu (USF) để mua thiết bị mạng từ Huawei. Gần đây, FCC còn bỏ phiếu 5-0 để chặn các giao dịch mua đó bằng tiền USF. USF được quản lý bởi FCC và được tài trợ bởi người tiêu dùng khi họ thanh toán hóa đơn điện thoại.
Số tiền này được cho là dành cho những người ở khu vực nông thôn hoặc thu nhập thấp, những người thường không thể truy cập hoặc mua đường dây điện thoại hoặc kết nối internet. Và FCC được cho là đang lên kế hoạch bỏ phiếu để buộc các nhà mạng loại bỏ bất kỳ thiết bị Huawei nào được sử dụng trên mạng 2G, 3G và 4G. Điều này có thể gây thiệt hại cho các nhà mạng nông thôn vì đa số đã mua thiết bị giá thấp hơn của Huawei. Huawei là công ty hàng đầu thế giới về thiết bị mạng với 28% thị phần.
Lập luận của Huawei khá đơn giản. Công ty tuyên bố rằng chưa bao giờ được thực hiện đúng quy trình từ Mỹ và quyết định của FCC về việc chặn tiền của USF mua thiết bị của Huawei là mục đích chính trị. Luật sư của Huawei, Song Liuping đã trao đổi với truyền thông: "Cấm một công ty như Huawei chỉ vì chúng tôi có trụ sở ở Trung Quốc - điều này không giải quyết được những thách thức về an ninh mạng. Huawei cũng đã đệ trình lên 21 bình luận chi tiết, giải thích cách làm này sẽ gây tổn hại cho người dân và doanh nghiệp ở vùng sâu vùng xa. Nhưng FCC đã bác bỏ tất cả. "
Motorola vừa công bố One Hyper - mẫu smartphone tầm trung thế hệ tiếp theo của dòng Motorola One.