Nông dân Chris Dykshorn và các con
Cõng khoản nợ 300.000 USD, nhưng không thể bán hết ngũ cốc dư thừa do chiến tranh thương mại với Trung Quốc, Chris, một nông dân Mỹ ở vùng nông thôn Dakota, cảm thấy bị dồn đến bước đường cùng. Cộng thêm trận mưa lũ nặng nề khiến cánh đồng giảm năng suất khiến ông Chris vô cùng áp lực, không biết xoay sở lo cho vợ con thế nào. Cuối cùng, người đàn ông này đã dùng một khẩu súng để tự tử.
Mặc dù tự tử là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 10 ở Mỹ, một nghiên cứu gần đây được công bố bởi Đại học Iowa cho thấy tỷ lệ tự tử của các chủ trang trại và nông dân đã cao hơn gấp 3 lần so với những năm 1990 và đầu những năm 2000.
Các chuyên gia sức khỏe tâm thần ước đoán, tỷ lệ tử tử sẽ còn cao hơn trong năm 2018 và 2019 vì đường dây nóng tự tử đã nhận được nhiều cuộc gọi ở các khu vực nông thôn. Điều này đã thúc đẩy gói sáng kiến 1,9 triệu USD của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) để hỗ trợ cho các trang trại và nông dân bên cạnh khoản 450.000 USD để đào tạo nhân viên USDA cách tư vấn điều trị sức khỏe tâm thần cho nông dân.
Cái chết của nông dân Chris Dykshorn đã cung cấp một cái nhìn chung về hệ quả của thiên tai, chiến tranh thương mại đang đẩy nhiều nông dân Mỹ vào chân tường với những khoản nợ kếch xù mà họ không thể trả nổi.
Nợ nông nghiệp ở Mỹ hiện ở mức tổng cộng là 420 tỷ đô la, mức cao nhất mọi thời đại. Năng suất cây trồng thấp, giá mua nông sản thấp hoặc không có người mua nông sản do cuộc chiến thương mại của Trump với Trung Quốc đã gây ra một cuộc khủng hoảng lớn cho nông dân ở Mỹ.
Khi nông dân vỡ nợ, họ có thể mất một ngôi nhà hoặc trang trại gia đình đã qua nhiều thế hệ. Trong khi đó, khả năng tìm được một công việc khác ở khu vực nông thôn là rất thấp. Đó là lý do khiến nhiều nông dân sa cơ lỡ vận cảm thấy đối mình không thể trả hết các khoản vay lớn hoặc thậm chí duy trì cuộc sống của chính họ và của gia đình họ.