Dân Việt

Ô tô chuẩn châu Âu giá rẻ sắp xuất hiện trên thị trường Việt

Anh Thư 14/12/2019 14:55 GMT+7
Theo Bộ Tài chính, hàng loạt mặt hàng từ EU vào Việt Nam giảm, bỏ thuế theo lộ trình, trong đó có ôtô và thịt bò nếu Quốc hội Việt Nam và Nghị viện EU phê chuẩn Hiệp định EVFTA vào nửa đầu năm 2020

Người Việt sắp được mua ô tô chuẩn châu Âu giá rẻ

Tại buổi họp báo Bộ Tài chính tổ chức với chuyên đề về “Cắt giảm thuế quan theo các Hiệp định Thương mại tự do” diễn ra chiều 12/12, Bộ Tài Chính khẳng định nếu Quốc hội Việt Nam và Nghị viện EU phê chuẩn Hiệp định EVFTA vào nửa đầu năm 2020, sẽ có hàng loạt mặt hàng từ EU vào Việt Nam giảm, bỏ thuế theo lộ trình.

Việt Nam cam kết sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu ngay khi Hiệp định có hiệu lực với 48,5% số dòng thuế, tương đương 64,5% kim ngạch nhập khẩu từ EU. Sau 10 năm, nước ta sẽ xóa bỏ khoảng 99% số dòng thuế, tương đương 99,8% kim ngạch nhập khẩu từ EU.

Đối với số dòng thuế còn lại, Việt Nam sẽ có lộ trình trên 10 năm hoặc dành ưu đãi cho EU trên cơ sở hạn ngạch thuế quan của Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO).

img

Trong đó, ô tô được mặc định là hàng nhạy cảm cao tác động đến thâm hụt cán cân thương mại, nhập siêu, Việt Nam có lộ trình giảm khá dài theo tỷ lệ % từng năm. Cụ thể, các loại linh kiện ô tô và ô tô nhập từ châu Âu sẽ có lộ trình giảm/bỏ thuế từ 7-10 năm. Còn một số sản phẩm thực phẩm tươi sống của EU như thịt bò, thịt lợn, thịt gà và sữa cũng có lộ trình bỏ thuế từ 3-10 năm...

Hiện, Việt Nam đã áp dụng bỏ thuế nhập khẩu đối với nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ các nước ASEAN từ năm 2018 (các dòng xe bắt buộc phải có tỷ lệ nội địa hoá trên 40%).

Giá thịt lợn chạm mốc 280.000 đồng/kg

Giá lợn hơi tiếp tục tăng mạnh trên cả nước. Cụ thể, vào ngày 12/12, tại miền Trung, Tây Nguyên, giá thịt lợn hơi lên mức 72.000-82.000 đồng/kg. Tương tự, tại miền Nam, giá thịt lợn tăng mạnh trên diện rộng. Còn tại các tỉnh phía Bắc, giá lợn hơi có nơi đã lên tới 88.000-90.000 đồng/kg.

Kéo theo đó, giá thịt lợn bán lẻ cũng tăng theo từng ngày. Hiện nay, một số nơi đã niêm yết giá sườn non ở mức 280.000 đồng/kg, mức cao nhất từ trước đến nay.

Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Công Thương chiều 12-12, ông Hoàng Anh Tuấn, Vụ phó Vụ Thị trường trong nước, dự báo từ giờ đến cuối năm 2019, nguồn cung thịt lợn trong nước sẽ thiếu khoảng 200.000 tấn.

img

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, giá thịt heo có xu hướng tăng dần, tăng mạnh nhất từ cuối tháng 10 đến nay (tăng khoảng 25%-30% so với tháng 9) và hiện đang ở mức khá cao. Nguyên nhân của việc tăng giá do ảnh hưởng của dịch tả heo châu Phi lây nhiễm vào Việt Nam từ đầu năm 2019. Số lượng heo mắc bệnh và tiêu hủy lớn cùng với việc không thể tái đàn ở các vùng dịch đã tác động lớn đến nguồn cung thịt heo cho thị trường trong nước.

Trong bối cảnh dịch bệnh lan rộng, nguồn cung giống giảm nên việc chăn nuôi heo đòi hỏi chi phí rất cao cho cả giống, các biện pháp phòng dịch cho chuồng trại, chi phí kiểm dịch thú y... Tất cả yếu tố này cũng làm gia tăng chi phí sản xuất, kinh doanh thịt heo.

Hiện, Bộ Công Thương đang phối hợp chặt chẽ với Bộ NN&PTNT đánh giá đầy đủ, thực chất mức độ thiếu hụt nguồn cung mặt hàng thịt heo và có kế hoạch, đề xuất số lượng nhập khẩu cụ thể từ các đối tác thương mại có quan hệ hai chiều với nước ta.

Nhiều mặt hàng tăng giá dịp cuối năm

Không chỉ có giá thịt lợn, thịt gà cũng tăng giá từng ngày. Ghi nhận của PV tại một số chợ ở Hà Nội, giá thịt gà đều tăng ít nhất là 10.000 đồng/kg.

Cụ thể, gà mái ta có mức giá bán ra là 120.000 đồng/kg trong khi trước đó khoảng hơn một tuần, loại gà này chỉ có giá 110.000 đồng/kg; còn gà trống ta có giá khoảng 110.000 đồng/kg thì nay đã chạm ngưỡng 130.000 - 140.000 đồng/kg. Thịt gà công nghiệp cũng tương tự, từ mức giá 70.000 – 75.000 đồng thì nay đã là 85.000 đồng/kg...

Tại một số siêu thị và cửa hàng tiện lợi, giá gà ta 1/2 con đang ở mức 92.500 đồng/kg; cánh gà công nghiệp có giá 48.900 đồng/kg, đùi gà tháo khớp có giá là 48.500 đồng/kg, chân gà công nghiệp 110.000 đồng/kg, má đùi gà công nghiệp PC có giá 73.000 đồng/kg, phi lê gà công nghiệp có giá 82.000 đồng/kg…

img

Mặc dù giá thực phẩm tăng, nhất là vào dịp cận kề Tết Nguyên đán nhưng nhiều người tiêu dùng cũng không thể bỏ thịt gà, thịt lợn để chuyển hướng sang thịt bò, hoặc các mặt hàng thực phẩm khác. Họ vẫn mong ngóng giá thực phẩm sẽ “hạ nhiệt” để tiết kiệm chi tiêu trong đời sống hằng ngày.

Hạt dẻ Trung Quốc gắn mác Sapa đổ về Việt Nam

Theo một thương lái, hạt dẻ Trung Quốc về Việt Nam đang chiếm tới 80% lượng hàng vì giá rẻ, chất lượng cũng ổn định.

Trên thị trường, các đầu mối gắn mác Sapa, Thái Lan để tăng giá bán. Hạt dẻ Sapa đa phần được người dân nhặt về để ăn. Còn hàng Thái Lan, giá cao nên ít đầu mối nhập. Trong khi đó, hạt dẻ Trung Quốc mẫu mã đẹp, bùi, ngon lại giá cả hợp lý nên người mua ưa chuộng.

img

Một cán bộ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Huyện Sapa cũng nhận định hạt dẻ Sapa thường chỉ có đầu đông cuối thu, tầm tháng 10 - 11 quả dẻ chín rụng. Do đó, theo vị này, đến nay không còn hạt dẻ để bán đại trà.

Hạt dẻ Trung Quốc to, tròn, mỏng vỏ, bóng bẩy và vỏ không có lông tơ. Khi luộc chín, mùi thơm nhẹ. Dù được đánh giá không ngon bằng hàng Sapa, nhưng giá hấp dẫn, dễ bán/

Hiện, hạt rẻ được rao bán với giá giá phổ biến từ 50.000-120.000 đồng một kg, tùy thuộc vào mua sống hay chín. Hầu hết đều không ghi rõ nguồn gốc xuất xứ.

Ô tô nhập khẩu miễn thuế về nhiều nhưng giá vẫn không rẻ

Ông Lê Mạnh Hùng, Cục phó Cục Thuế Xuất nhập khẩu (Tổng Cục Hải quan- Bộ Tài Chính) cho biết, theo hiệp định FTA năm...