Đó cũng là những nội dung được đưa ra bàn bạc sôi nổi tại Diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp chủ đề “Liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cây vụ đông vùng đồng bằng sông Hồng”, do Trung tâm Khuyến nông quốc gia và Sở NNPTNT tỉnh Hà Nam phối hợp tổ chức ngày 5/12.
Giá trị sản xuất đạt hàng chục nghìn tỷ đồng
Các đại biểu thăm mô hình trồng cải bắp xuất khẩu tại xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng, Hà Nam. Ảnh: Thuý Hiên
Theo TTKNQG, khu vực đồng bằng sông Hồng có diện tích sản xuất cây vụ đông lớn nhất các tỉnh phía Bắc, trong đó 11 tỉnh, thành trong khu vực đều sản xuất với diện tích lớn nhờ điều kiện khí hậu thích hợp, chủng loại cây trồng tương đối đa dạng... |
Theo báo cáo của Trung tâm Khuyến nông quốc gia (TTKNQG), sản xuất vụ đông những năm qua luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của ngành nông nghiệp từ T.Ư đến địa phương. Ở T.Ư, Bộ NNPTNT hàng năm đều tổ chức hội nghị sơ kết, đánh giá kết quả sản xuất của vụ đông năm trước và triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông năm sau; ở địa phương, các Sở NNPTNT, ban ngành cũng tích cực vào cuộc.
Theo báo cáo của Cục Trồng trọt, đến cuối tháng 11/2019, tổng diện tích vụ đông tại các tỉnh phía Bắc đã đạt gần 30.000ha, bằng khoảng 80% kế hoạch. Tuy nhiên, diện tích sản xuất cây vụ đông những năm gần đây liên tục sụt giảm, chủ yếu giảm ở nhóm cây ngô, đậu tương, lạc, khoai tây, khoai lang.
Cục Trồng trọt cho rằng, diện tích canh tác cây vụ đông giảm chủ yếu do những nguyên nhân chính: Điều kiện sản xuất rất ngặt nghèo đối với phần lớn các loại cây trồng; giá đầu vào sản xuất (giống, vật tư, phân bón, thuốc BVTV...) liên tục tăng, làm tăng giá thành sản xuất. Đặc biệt, vấn đề tiêu thụ sản phẩm còn nhiều khó khăn, nông dân chưa bao giờ hết lo cảnh được mùa mất giá, được giá mất mùa.
Ngoài ra, diện tích sản xuất cây vụ đông cũng chưa được quy hoạch tốt, ruộng sản xuất còn manh mún, chưa hình thành những vùng sản xuất quy mô lớn, tỷ lệ áp dụng cơ giới hóa còn thấp... nên hiệu quả chưa cao, chưa đủ sức hấp dẫn bà con nông dân.
Tuy nhiên, sản xuất vụ đông khoảng 2-3 năm gần đây đang có nhiều dấu hiệu tích cực khi giá trị thu nhập liên tục tăng. Theo Cục Trồng trọt, năm 2018 tổng giá trị cây vụ đông đạt khoảng 27.000 tỷ đồng, tăng trên 1.000 tỷ so với vụ đông năm 2017. Có được kết quả này là do cơ cấu cây trồng vụ đông 2018 đã có sự chuyển dịch khá mạnh từ nhóm có giá trị thấp sang những loại có giá trị cao hơn như: Nhóm cây dược liệu; nhóm rau ăn củ, ăn quả chất lượng cao; ngô thực phẩm; hoa chất lượng cao, cây cảnh... Nhiều mô hình sản xuất trong nhà màng, nhà lưới gắn với sơ chế, chế biến đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm có thị trường đầu ra ổn định; trồng rải vụ... nên đã giúp người nông dân tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích.
Các đại biểu và bà con nông dân thăm mô hình liên kết trồng hoa công nghệ cao tại xã Phù Vân, TP. Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. Ảnh: Thúy Hiên
Đột phá từ liên kết, ứng dụng công nghệ cao
Theo TTKNQG, những năm gần đây các mô hình sản xuất điển hình, ứng dụng công nghệ cao đang lan tỏa ở hầu hết các tỉnh đồng bằng sông Hồng. Đơn cử như ở Hà Nội có mô hình trồng khoai tây đông gắn với tiêu thụ sản phẩm quy mô 20ha, năng suất 18,2 tấn/ha, giá trị thu nhập trên 160 triệu đồng/ha, lợi nhuận đạt gần 100 triệu đồng/ha, cao hơn gấp nhiều lần so với trồng đậu tương đông.
Tại diễn đàn, ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Hà Nam cho biết: “Đối với vụ đông, xu hướng sẽ ngày càng bị thu hẹp diện tích do phải đối mặt với nhiều khó khăn. Do đó Hà Nam đã đẩy mạnh một số mô hình ứng dụng công nghệ cao và thực tế, đây đang là điểm đột phá gia tăng năng suất, giá trị cây vụ đông”.
Ông Hùng cũng nêu một số ví dụ về hiệu quả trong khâu liên kết, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất cây vụ đông như mô hình sản xuất dưa chuột, cà chua trong nhà kính của Công ty VinEco quy mô 6ha, giá trị đạt 4,5 tỷ đồng/ha/năm. Mô hình sản xuất cây giống trong nhà kính, trồng dưa vân lưới cao cấp của Công ty CP Đầu tư và Phát triển nông nghiệp công nghệ cao Hà Nam, quy mô 6,5ha, giá trị thu nhập ước đạt 1,5 - 1,8 tỷ đồng/ha/vụ.
Đặc biệt là tại đây, bà con nông dân đang nhân rộng diện tích sản xuất các loại rau cải ăn lá, cải bắp, su hào, dưa chuột, cà chua... trong nhà màng, nhà lưới theo quy trình VietGAP, GlobalGAP, trong đó sản phẩm rau cải bắp đã được ký kết xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản; các loại rau, củ quả sạch được tiêu thụ ở hệ thống siêu thị Vinmart, Aeon, tạo việc làm ổn định cho 200 lao động địa phương với thu nhập từ 4 - 6 triệu đồng/người/tháng.
Lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông quốc gia, ngành nông nghiệp thăm quan một số gian trưng bày nông sản bên lề Diễn đàn. Ảnh: Thuý Hiên
Ông Kim Văn Tiêu - Phó Giám đốc TTKNQG nhấn mạnh: Diễn đàn lần này đã tập trung trao đổi về nhiều vấn đề trong liên kết sản xuất: Tại sao phải liên kết, liên kết sản xuất như thế nào, làm gì để xây dựng mối liên kết bền vững... Qua đó, nhằm giúp nông dân nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của liên kết chuỗi trong sản xuất nông nghiệp.
Về định hướng phát triển vụ đông 2019, đại diện Cục Trồng trọt nhấn mạnh cần xác định rõ đối tượng cây trồng, cơ cấu giống cần tập trung phát triển, mở rộng diện tích gieo trồng, các biện pháp kỹ thuật, chế biến phù hợp. Trong đó, nhóm cây trồng chủ lực trong vụ đông gồm: ngô, đậu tương, khoai lang, khoai tây và rau đậu các loại. Nhóm cây ưa ấm nên bố trí với tỷ lệ trên 60%; nhóm cây ưa lạnh dưới 40%.
Tiếp tục đa dạng hóa các nhóm cây khác, đặc biệt chú ý trồng rải vụ đối với cây rau nhằm giảm áp lực tiêu thụ. Mở rộng diện tích các đối tượng có thị trường tiêu thụ tốt, ổn định như: Dưa chuột bao tử, ớt, bí xanh, bí ngô, khoai tây chế biến, cây dược liệu, các loại nấm ăn, nấm dược liệu...
Mục tiêu sản xuất vụ đông 2019-2020: Diện tích: Phấn đấu đạt 400.000ha (tăng 15.800ha so với vụ đông 2018). Tập trung phát triển một số cây trồng có giá trị kinh tế cao, có hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho bà con nông dân. - Sản lượng: phấn đấu đạt 4,734 triệu tấn (tăng 282,1 nghìn tấn so với vụ đông 2018). - Tổng giá trị sản xuất: Phấn đấu đạt khoảng 30.000 tỷ đồng (giá tại thời điểm), tăng khoảng 3.000 tỷ đồng so với 2018 - 2019. - Trung bình giá trị sản xuất đạt khoảng 75 triệu đồng/ha. |
Lần đầu tiên, lên sàn "buoivn.com" đấu giá bưởi đặc sản Bắc Nam Chỉ cần click chuột vào trang web: buoivn.com, khách hàng có thể tha hồ lựa chọn mua những trái bưởi đặc sản ở nhiều địa phương trong cả nước, với giá hợp lý hơn ngoài thị trường. Người có ý tưởng và lập nên sàn giao dịch này là ông Chu Anh Tiệp, Trưởng Bộ môn canh tác học, Phó Giám đốc Trung tâm Nông nghiệp hữu cơ (Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam). Chia sẻ về ý tưởng lập sàn giao dịch đấu giá bưởi, ông Tiệp cho biết, bưởi là loại trái cây bảo quản được lâu, mỗi vùng bưởi đặc sản trong cả nước lại có những thời vụ thu hoạch khác nhau, nếu muốn có bưởi ngon ăn quanh năm thì cần liên kết các vùng trồng bưởi lại với nhau. Ông Chu Anh Tiệp giới thiệu đặc sản bưởi Diễn tại Hội thao và hội chợ cán bộ công nhân viên chức Học viện nông nghiệp Việt Nam năm 2019. "Có một bất cập trong khâu phân phối, lưu thông nông sản hiện nay là đang qua quá nhiều khâu trung gian, mỗi khâu lại tốn thêm một lần chi phí, nên giá đến tay người tiêu dùng thường rất cao. Trong một lần giảng bài cho sinh viên, tôi nảy ra ý tưởng kết nối người sản xuất với người tiêu dùng bằng cách lập sàn giao dịch để người bán đưa hàng lên, người mua tìm sản phẩm trong đó, tự giao dịch và chuyển hàng" - ông Tiệp nói. Bắt đầu khởi động dự án vào ngày sinh nhật của mình, 26/12/2018, đến nay, sau một năm, sàn giao dịch buoivn.com đã kết nối được 2 vùng bưởi đặc sản lớn ở miền Bắc, đó là bưởi Đại Minh (Đoan Hùng, Phú Thọ) và vùng bưởi Diễn (Chương Mỹ, Hà Nội). Theo ông Tiệp, muốn bàn hàng thì phải có vùng nguyên liệu tốt, hàng chuẩn nhưng hiện nay khâu tổ chức sản xuất của nông dân còn kém, mạnh ai nấy làm nên sản phẩm không có độ đồng đều, khó kiểm soát chất lượng. "Vì vậy, tôi hình thành các nhóm hộ, đào tạo qua Zalo nên ở bất kỳ đâu tôi cũng có thể giám sát quy trình sản xuất của họ; nếu họ làm tốt, đạt yêu cầu sẽ được Trung tâm Nông nghiệp hữu cơ hỗ trợ xây dựng tem truy xuất đến từng hộ; mỗi hộ sẽ có một mã code, mã code đó thể hiện rõ tên, địa chỉ sản xuất, nếu sản phẩm có vấn đề chính hộ đó phải chịu trách nhiệm" - ông Tiệp cho biết thêm. Khách hàng, vận động viên tham gia hội thao, hội chợ của Học viện Nông nghiệp Việt Nam thưởng thức bưởi và đặt hàng. Đến nay, ông Tiệp đã tổ chức được 15 nhóm nông dân qua Zalo, mỗi nhóm 20 - 30 người, trực tiếp trao đổi, đào tạo những vấn đề về canh tác bưởi. Sau một năm đi vào hoạt động, và chính thức chạy trang web được khoảng 2 tháng với phiên đấu giá đầu tiên dành cho bưởi Đại Minh, sàn giao dịch buoivn.com đã tiêu thụ được 25.000 quả bưởi Đại Minh với giá 25.000 đồng/quả, thấp hơn nhiều so với ngoài thị trường tự do, qua nhiều khâu trung gian. Hiện, sàn giao dịch đang chạy đấu giá bưởi Diễn, sau đó đến bưởi da xanh ở Bình Phước, tháng 7, 8 thì đấu giá thanh trà - một đặc sản của Thừa Thiên - Huế. Về cách tham gia đấu giá, ông Tiệp cho biết, những người trồng bưởi tham gia sàn giao dịch có thể tự giới thiệu sản phẩm của mình trên web với đầy đủ các thông số kỹ thuật, còn người muốn đấu giá gửi hồ sơ về cho ban quản trị web, sau khi chứng minh được năng lực bán lẻ, quản trị web cung cấp cho người đấu giá một tài khoản, họ có thể lên sàn trực tiếp trao đổi với người bán, chốt giá, số lượng, cung cấp địa chỉ, chuyển tiền và nhận hàng. "Đến nay, đã có 50 khách hàng tham gia đấu giá thường xuyên, hai bên tự chịu trách nhiệm với nhau về chất lượng sản phẩm" - ông Tiệp cho biết thêm. Click vào trang web buoivn.com, khách hàng có thể thấy rất rõ mỗi vùng bưởi đều có một mã số riêng, ví dụ vườn bưởi Diễn mang mã số N-BD-007-06 có nghĩa là: N - trồng tại thôn Núi Bé – xã Nam Phương Tiến – huyện Chương Mỹ – Hà Nội; BD - giống bưởi Diễn; 007 - mã số vườn trồng của bà Nguyễn Trân Huyền, 06 - vườn bưởi này được trồng năm 2006. Năm 2019 dự kiến sản lượng thu hoạch vườn bưởi này được 1.000 quả, chia 2 lô, mỗi lô 500 quả, mang mã số lần lượt N-BD-007-06_(2019.1) đến N-BD-007-06_(2019.2).Giá bán trên đấu giá được tính sản phẩm giao tại vườn. Ngày thu hoạch bắt đầu từ 15/12/2019 và giao bưởi cho khách hàng sau 3-5 ngày kể từ khi thu hoạch. Vườn bưởi Diễn mang mã số: N-BD-001-06 được trồng tại thôn Núi Bé – xã Nam Phương Tiến – huyện Chương Mỹ – Hà Nội, là của ông Nguyễn Văn Oánh. Năm 2019 dự kiến sản lượng thu hoạch được 5.000 quả, chia 10 lô, mỗi lô 500 quả, mang mã số lần lượt N-BD-001-06_(2019.01) đến N-BD-001-06_(2019.10). Dự kiến ngày thu hoạch bắt đầu từ 27/12/2019 và giao bưởi cho khách hàng sau 3-5 ngày kể từ khi thu hoạch. Hội thao, hội chợ cán bộ, viên chức năm 2019 của Học viện Nông nghiệp Việt Nam thu hút 1.000 cán bộ viên chức tham gia. Tại Hội thao và hội chợ cán bộ, viên chức năm 2019 do Công đoàn Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức mới đây, gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm bưởi Đại Minh, bưởi Diễn của ông Chu Anh Tiệp thu hút rất đông khách tham quan, sau khi kiểm tra mã QR code, nhiều người đã đặt hàng với số lượng lớn. Chỉ trong một buổi sáng, số lượng người đăng ký mua, giao hàng sau lên đến hàng trăm quả. Được biết, Hội thao và hội chợ của Học viện Nông nghiệp Việt Nam thu hút 1.000 cán bộ, viên chức tham gia, với 20 gian hàng chính là những sản phẩm - thành quả nghiên cứu của các nhà khoa học, giảng viên và sinh viên Học viện. Tại hội thao, các cán bộ viên chức của Học viện tham gia thi đấu các môn thể thao như đi bộ, kéo co, cầu lông, quần vợt,... Khánh Nguyên |
Hoàn thiện các văn bản pháp luật ngành nông nghiệp Đối với Luật Trồng trọt, phải xây dựng và ban hành 2 nghị định và 4 thông tư. Ngày 14/11/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định 84/2019/NĐ-CP quy định về quản lý phân bón; 3 thông tư đã ban hành, 1 thông tư sẽ ban hành trong tháng 12; còn 1 nghị định hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trồng trọt hiện đã tiếp thu ý kiến thành viên Chính phủ và trong tháng 12 sẽ trình Thủ tướng xem xét, ký ban hành. Đối với chùm văn bản về Luật Chăn nuôi, 4/4 thông tư đã được Bộ trưởng ký ban hành và dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chăn nuôi cũng đã tiếp thu ý kiến thành viên Chính phủ và phấn đấu trong tháng 12 sẽ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ký ban hành. Như vậy, cho đến thời điểm này, Bộ NNPTNT đã ban hành đầy đủ các luật để điều chỉnh các hoạt động về nông nghiệp theo hướng quản lý chuỗi và đảm bảo tính toàn diện. Đặc biệt, các luật được ban hành luôn đảm bảo tính ổn định, gần như phải tầm từ 10-15 năm chúng ta mới phải sửa đổi các luật. Như Luật Lâm nghiệp, Luật Thủy sản được ban hành từ năm 2003 - 2004, đến 2017 chúng ta mới phải sửa đổi các luật này. K.L |