Dân Việt

Kỳ án Trung Quốc (Kỳ 2): Nhập nhằng về hung thủ vụ án thi thể nữ sinh trong thùng giấy

PV 22/12/2019 10:35 GMT+7
Nhắc đến “Thập đại kỳ án” của Trung Quốc, chắc chắn không thể kể đến vụ thi thể trong thùng giấy, tuy đã tìm ra thủ phạm nhiều năm trước nhưng vẫn để lại vô số nghi vấn.

Vụ án thi thể trong hộp giấy nhiều năm trước tại Hongkong đã để lại vô vàn rắc rối cho giới điều tra. Vụ án trở thành "thập đại kì án" không chỉ vì sự phức tạp và thủ pháp ghê rợn, mà là cho đến giờ, người ta vẫn không chắc Âu Dương Bỉnh Cường - nghi phạm vụ án, có phải hung thủ thực sự không.

img

Đại án hóc búa

Ngày 16/12/1974, khoảng 5h30 chiều, nữ sinh Biện Ngọc Anh 16 tuổi ra khỏi nhà. Khoảng 6h30 phút, ở một khúc đường đông người cô gọi điện cho bạn học mình là Trần Bân Bân, hẹn gặp ở ga tàu điện ở Wong Nai Chung. Tuy nhiên khi Trần Bân Bân đến nơi thì không thấy cô đâu cả.

img

Tới ngày hôm sau, chị Lâm, một lao công 44 tuổi làm việc ở đường hầm Wong Nai Chung phát hiện ra một cái thùng giấy lớn có vẻ bất thường. Trong hộp giấy là một thi thể nữ, không mặc quần áo, được xác định là Biện Ngọc Anh.

Trên cơ thể Biện Ngọc Anh có nhiều dấu hiệu lạ thường, như hai đầu ngực bị cắt bỏ, bộ phận sinh dục bị bỏng, chết do bị siết cổ. Tuy nhiên cô không bị xâm hại tình dục.

Nghi phạm Âu Dương Bỉnh Cường

Sau khi tập trung điều tra quanh thung lũng Wong Nai Chung, qua lời bạn học, cảnh sát biết được Biện Ngọc Anh thường xuyên đến tiệm kem. Họ cũng tìm được thiết bị thi công và thùng giấy trong tiệm kem An Mỹ gần đó. Trong thời gian trực ban đêm quanh tiệm kem, cảnh sát phát hiện trong thời gian xảy ra án mạng, chỉ có một nhân viên đến từ Đại Lục tên là Âu Dương Bỉnh Cường làm việc.

img

img

Ngoài ra, họ còn tìm thấy sợi vải trên đầu móng tay Biện Ngọc Anh trùng khớp với bộ đồ Âu Dương Bỉnh Cường mặc. Hai mảnh băng keo điện nhỏ dính ở tóc nạn nhân cũng giống vật liệu được tìm thấy ở tiệm kem. Ngày 3/1/ 1975, thống đốc Sát Bối A dẫn một đội cảnh sát đến tiệm kem, tìm thấy một cuộn băng keo điện màu hồng, một đống thùng giấy, hai tờ báo và một ít quần áo.

img

Hôm sau, Âu Dương Bỉnh Cường bị áp giải về sở thẩm vấn. Ngày 27/03 cùng năm, cảnh sát chính thức hạ lệnh bắt Âu Dương Bỉnh Cường. Khoảng cuối tháng 8 năm 1975, Âu Dương Bỉnh Cường bị định tội, phán tử hình. Ngay 9/2/ 1977, thống đốc Mạch Lý Hạo đặc xá đổi thành chung tân.

Những kẽ hở không thể giải đáp

Lần đầu tiên trong lịch sử Hongkong có một vụ án mạng mà hung thủ bị định tội chỉ dựa vào bằng chứng giám định khoa học, không hề có nhân chứng, động cơ, hay chứng cứ khác. Vụ án này đầy rẫy điểm đáng ngờ, khiến không ít người cho rằng Âu Dương Bỉnh Cường bị oan.

img

img

Đầu tiên là thời gian nạn nhân chết liên tục bị thay đổi, không rõ ràng. Vân tay trên hộp giấy không thuộc về Âu Dương Bỉnh Cường. Cảnh sát cũng không điều tra lớp học ban đêm của nạn nhân, đồng thời, có một chi tiết kỳ lạ là sự biến mất của sổ điểm danh thuộc về nạn nhân. Ngoài ra, địa điểm tìm thấy Biện Ngọc Anh không có các vật tùy thân khác của cô. Quan trọng nhất là không có chứng cứ chính xác sợi vải được tìm thấy trên móng tay nạn nhân cũng là sợi vải trên quần áo Âu Dương Bỉnh Cường.

img

Bên cạnh đó, không có động cơ hợp lý cho việc Âu Dương Bỉnh Cường giết nạn nhân. Nhiều người trong thời gian đó, do các phong trào chống cảnh sát tham nhũng, đã có không ít áp lực đè lên phía cảnh sát, buộc họ phải kết án nhanh để kết thúc vụ án này. Đồng thời vì năm 1977 xảy ra vụ xung đột Cảnh Liêm, thượng tầng HongKong quyết định không truy cứu các cảnh sát phạm tội trước ngày 01/01/1997, nên vụ án này cũng không cách nào điều tra lại.

img

Âu Dương Bỉnh Cường cũng không thú nhận là mình đã giết người. Mặc dù đã ký tên vào đơn nhận tội, nhưng hắn vẫn thản nhiên nói: "Tuy tôi ký tên, nhưng không có nghĩa là tôi làm."