Dân Việt

Mẹ chồng liệt kê danh sách "điều kiện kết hôn" khiến tôi sợ khiếp vía, ôm của bỏ chạy

Thùy Trang 22/12/2019 11:55 GMT+7
Nghe những lời khinh miệt như thế, tôi bực bội khó chịu ra mặt. Không ngờ mẹ anh lại là người như vậy, không phải chỉ đơn giản là khó tính đâu mà còn cổ hủ, vô lý, trọng nam khinh nữ. 

Đến giờ tôi vẫn không thể tin được là trên đời này còn tồn tại những người với cái tư tưởng cổ hủ, khó chịu đến thế. Nhưng nghĩ lại thì tôi cũng vẫn còn may, biết được để mà tránh, không có cứ thế cưới về rồi lại rước nhục vào người. 

Chuyện vừa mới kết thúc khoảng một tuần trước thôi. Tôi và Việt yêu nhau cũng khá lâu rồi. Tôi rất thích tính cách phóng khoáng và hiện đại của Việt, chuẩn đàn ông thế kỉ 20. Tôi đã nghĩ là mình vớ bở rồi. Bởi tôi cũng đi du học về nói chung đầu óc khá thoáng, chỉ sợ yêu phải anh nào gia trưởng hay là nhu nhược thì khổ. 

Tuần trước anh ấy nói muốn đưa tôi về ra mắt. Tôi có dò hỏi trước xem bố mẹ anh ấy là người như nào, vì dù tôi không để tâm đến tiểu tiết, nhưng không phải ai cũng thế, nhất là các dì các mẹ. Anh ấy chỉ nói mẹ hơi khó tính, nhưng cũng bảo tôi cứ yên tâm vì anh đã nói chuyện với mẹ trước rồi.

img 

Ngày ra mắt cũng vui vẻ thuận lợi. Bác gái chào đón tôi nhiệt tình lắm, còn bào tôi quà cáp làm gì cho phiền hà. (Ảnh minh họa)

Ngày ra mắt cũng vui vẻ thuận lợi. Bác gái chào đón tôi nhiệt tình lắm, còn bào tôi quà cáp làm gì cho phiền hà. Mãi đến cuối buổi, bác hỏi tôi đúng một câu làm tôi lúng túng. Bác hỏi thẳng thừng luôn, là tôi còn trinh không. Tôi không biết nên trả lời thế nào, ngồi im mãi, còn phải khẽ giật tay áo Việt thì anh mới giải vây cho. 

Trên đường về, tôi có hỏi anh là anh có để ý chuyện tôi không còn trong trắng không, anh không nói gì, chỉ ậm ừ cho qua. Lúc đó tôi mới biết hóa ra anh cũng không phải tư tưởng mới mẻ gì như tôi nghĩ. Chẳng qua là anh không nhắc đến thôi. 

Hôm sau mẹ anh gọi điện hẹn tôi ra ngoài gặp mặt nói chuyện. Buổi gặp mặt này chả khác nào buổi khảo sát con dâu tương lai xem tôi có đạt yêu cầu không. Bác hỏi tôi những câu như là: đã thẩm mỹ chưa, học vấn thế nào, sau này kết hôn có đi làm không, có biết chăm lo nhà cửa cơm nước không… Tôi trả lời đều trót lọt.

Lúc bấy giờ người ta mới lộ mặt thật. Bác gái đưa ra bản điều kiện kết hôn với tôi, còn nói nhan sắc tôi tàm tạm, chưa thẩm mỹ gì, coi như cũng có gen tốt truyền cho con. Học vấn cũng không tệ nên coi như ổn, sau này cháu sinh ra không sợ ngu dốt. 

Bác còn nói, sau này kết hôn tôi không cần đi làm, ở nhà Việt nuôi. Con trai bác có nhà riêng, có xe hơi, lương tháng ba bốn chục triệu, mỗi tháng sẽ cho tôi tiền đi chợ. Nhà sẽ không đứng tên tôi. Đấy vẫn chưa phải quá đáng nhất đâu, bác còn nói bao giờ có thai, tôi đẻ con trai thì nhà bác chăm lo hết, sẽ cho tiền, còn đẻ con gái thì sẽ không có gì, ở cữ nhà ngoại phải tự lo. Cuối cùng bác còn chốt một câu, dù sao tôi cũng không bằng Việt, nhận được như vậy là quá nhiều.

img

Buổi gặp mặt này chả khác nào buổi khả sát con dâu tương lai xem tôi có đạt yêu cầu không. (Ảnh minh họa)

Nghe những lời khinh miệt như thế, tôi bực bội khó chịu ra mặt. Không ngờ mẹ anh lại là người như vậy, không phải chỉ đơn giản là khó tính đâu mà còn cổ hủ, vô lý, trọng nam khinh nữ. 

Tôi chờ bác nói hết rồi, không phản kháng, chỉ lặng lẽ đặt thẻ nhân viên lên bàn. Trên đó ghi rõ, tôi là giám đốc marketing, chức vụ còn cao hơn cả Việt, tiền lương hàng tháng tôi kiếm được tổng cộng lại cũng ngang ngửa anh. Nhà riêng anh mua cũng là tôi phụ tiền, thủ tục nhận nhà đến giờ còn chưa xong.

Đến chỗ mua xe cũng là do tôi giới thiệu mới được giá tốt, giờ vẫn còn đang trả góp không lấy lãi. Điều kiện của tôi so ra còn tốt hơn mấy lần con trai bác, tại sao lại phải chịu miệt thị như thế? Bác gái giận tím mặt, hậm hực ra về. 

Tối hôm đó, Việt gọi điện cho tôi, chửi tôi một trận, còn bảo tôi là vô giáo dục, vô lễ với mẹ anh. Sẵn cơn bực trong người, tôi chia tay luôn. Những người như vậy không nên dây dưa làm gì cho mệt. 

Tôi rút tiền mua nhà, nhắn cho anh ta một tin thông báo rồi cắt đứt liên lạc luôn. Suốt cả tuần vừa rồi, ngày nào anh ta cũng đến công ty tìm tôi, không thì đến tận nhà, nhì nhèo xin lỗi, nói rằng đã hiểu lầm tôi. Ngoài phiền phức ra thì tôi chẳng còn cảm giác gì nữa.

Đối với những người lúc nào cũng tự cho là mình ăn trên ngồi trốc người khác như thế thì đúng là phải đánh cho sáng mắt ra.

(*) Tít bài đã được Dân Việt đặt lại.