Dân Việt

Dung túng cho vợ con làm điều độc ác, vị hoàng đế chịu kết cục vô cùng đau đớn

Tùy Ý (Theo SH) 27/12/2019 08:29 GMT+7
Dung túng cho vợ và con gái lộng quyền hại dân hại nước, vị hoàng đế phải trả giá bằng cả sinh mạng của mình.

Hoàng đế vốn là ngôi vị cao cao tại thượng, mệnh danh là thiên tử - con trời, thế nhưng không phải vị hoàng đế nào cũng uy nghiêm, chiếm được sự trọng vọng của muôn người. Trong lịch sử có không ít các bậc đế vương lên ngôi chỉ để trở thành trò cười cho người khác.

Năm 705 sau Công nguyên, nữ hoàng Võ Tắc Thiên bệnh nặng, không thể duy trì hoàng quyền. Nhân dịp này, Địch Nhân Kiệt trước khi chết đã đề cử tể tướng Trương Giản Chi phát động chính biến, bức Võ Tắc Thiên phải thoái vị, nhường ngôi cho thái tử Lý Hiển - vị hoàng đế đã từng bị phế một lần.

img

Lý Hiển năm đó 21 tuổi, vốn là hoàng đế bị phế một lần, lần thứ hai quay lại hoàng vị, vẫn lấy hiệu là Đường Trung Tông.

Đáng tiếc, vốn sống quá lâu dưới cái bóng của mẹ mình, Đường Trung Tông Lý Hiển chẳng khác nào một vị quân vương yếu hèn, làm vua cũng không nên chuyện.

Sau khi trở thành hoàng đế lần hai, Đường Trung Tông Lý Hiển vẫn để Vi thị làm hoàng hậu, một lần nữa làm chủ hậu cung. Mặc dù biết Vị thị là nữ nhân hung ác, làm việc không từ thủ đoạn, Đường Trung Tông vẫn dung túng.

Noi theo gương mẹ chồng, Vi hoàng hậu âm thầm thâu tóm quyền lực, cùng với con gái là An Lạc công chúa lộng hành trong triều, không coi ai ra gì.

Thế nhưng là, so với Võ Tắc Thiên, năng lực của Vi hoàng hậu còn kém xa, vì vậy xử lý mọi chuyện không đến nơi đến chốn, ít được người khác tin phục. Sau, không biết là phúc hay họa, Vi hoàng hậu tìm được người trợ giúp, cũng chính là cháu của mẹ chồng Võ Tắc Thiên, gọi là Võ Tam Tư.

Võ Tam Tư trước đây là tình nhân của Thượng Quan Uyển Nhi. Ngay cả khi Thượng Quan Uyển Nhi lúc đã là phi tử của Đường Trung Tông Lý Hiển, hai người cũng vẫn qua lại lén lút.

img

Sau, quan hệ này được gắn thêm Vi hoàng hậu vào, cả ba người đều là những người có dã tâm, dùng phương thức không biết xấu hổ để cấu kết lại cùng nhau, gây ra nhiều biến cố triều chính.

Dĩ nhiên, giấy không gói được lửa, chuyện gian dâm của ba người nhanh chóng bị phát hiện, có người nói đến tai Đường Trung Tông. Thế nhưng Đường Trung Tông là kẻ hèn, sau khi lên ngôi lại chỉ muốn hưởng lạc, vì thế không muốn nghe lời nói thật. Trong khi Võ Tư Tam tư thông cùng với hoàng hậu và phi tử của mình, Đường Trung Tông vẫn vô cùng tin tưởng vị đại thần gian trá này.

Càng ngày, Đường Trung Tông lại càng trở nên hồ đồ, vô dụng. Danh vị là hoàng đế nhưng Đường Trung Tông không màng chuyện triều chính, hết thảy đều mơ màng, để phe phái của Vi hoàng hậu nắm đại quyền trong tay.

Thế cục như vậy, thái tử Lý Trọng Tuấn quyết định phải đứng lên giữ vững giang sơn họ Lý.

Năm Đường Trung Tông thứ ba, Lý Trọng Tuấn liên hợp các trung thần trong triều, phát động chính biến. Mục tiêu của Lý Trọng Tuấn không phải là hoàng vị của cha mình mà là Võ Tư Tam.

img

Bị tấn công bất ngờ, Võ Tư Tam không kịp trở tay, cùng con trai đi chầu Diêm vương ngay trong chính biến. Cái chết của gian thần lũng đoạn triều đình này khiến nhiều người hả hê, thống khoái.

Song, vì Đường Trung Tông thực sự là phế hoàng đế, không những không có tài cán gì, còn rất lẩm cẩm, dễ bị dắt mũi. Thái tử Lý Trọng Tuấn vốn không phải là cốt nhục thân sinh của Vi hoàng hậu nên bị bà ghét bỏ. Sau khi Võ Tam Tư chết, dưới sự gièm pha của Vi hoàng hậu, Đường Trung Tông Lý Hiển liền cho truy sát con trai ruột của mình. Thái tử Lý Trọng Tuấn cũng vì thế mà bỏ mạng oan ức.

Đáng nói, sau khi bức tử con trai mình, Đường Trung Tông không hề hối hận, tiếp tục dung túng Vi hoàng hậu và công chúa An Lạc. Chẳng bao lâu sau, vị hoàng đế vô dụng cũng phải trả giá bằng cả sinh mạng của mình.

Tháng 7 năm 710, Đường Trung Tông Lý Hiển bị chính vợ con mình đầu độc chết, âu cũng là gieo gió gặt bão.